5 biểu hiện đầu tiên của viêm thanh quản không được lơ là

Viêm thanh quản là căn bệnh phổ biến thường gặp ở những nước bị ô nhiễm không khí do khói bụi từ xe cộ, nhà máy hay những công trình xây dựng hoặc gặp ở người có đặc thù nghề nghiệp phải nói to, nói nhiều như giáo viên, diễn viên, ca sĩ… Tuy không quá nguy hiểm nhưng bệnh có thể gây ra khàn tiếng và cảm giác khó chịu cho người bị, làm ảnh hưởng đến công việc cũng như hoạt động giao tiếp thường ngày. Bệnh có những biểu hiện đặc trưng trong thời kỳ đầu mà bạn không nên lơ là.

5-bieu-hien-dau-tien-cua-viem-thanh-quan-khong-duoc-lo-la-2

5 biểu hiện đầu tiên của viêm thanh quản

Viêm thanh quản là tình trạng niêm mạc dây thanh bị viêm, phù nề và sung huyết dẫn đến khàn tiếng, mất tiếng… Viêm thanh quản thường chỉ kéo dài trong vài ngày rồi tự hết, nhưng cũng có một số trường hợp bệnh nhân bị viêm thanh quản không dùng đến bất kỳ phương pháp điều trị nào khiến bệnh diễn biến lâu khỏi và trở thành mãn tính.

Nguyên nhân gây bệnh có rất nhiều nhưng thường gặp nhất là một trong những nguyên nhân dưới đây:

– Nhiễm virus, nhiễm khuẩn, nhất là khi thời tiết chuyển lạnh.

– Do trào ngược thực quản gây ra.

– Bệnh nhân làm việc trong môi trường phải nói nhiều, nói to trong suốt nhiều giờ.

– Ô nhiễm môi trường xung quanh bởi khói bụi, thuốc lá…

5 biểu hiện đầu tiên của bệnh bạn cần cảnh giác bao gồm:

– Người mệt mỏi.

– Sốt cao (cí thể lên đến 40 độ).

– Chảy nước mũi.

– Đau tức ngực và ngứa rát trong cổ họng.

– Khàn giọng họng mất tiếng, phát ra âm thanh cọt khịt khi hít thở hoặc thở khò khè.

THÔNG TIN VỀ BỆNH: 

5-bieu-hien-dau-tien-cua-viem-thanh-quan-khong-duoc-lo-la-1(viêm thanh quản cấp gây phù nề)

Biện pháp phòng bệnh viêm thanh quản

Hạn chế nói nhiều, nói to hoặc la hét quá mức. Nếu công việc đỏi hỏi phải nói nhiều nên điều chỉnh âm lượng và phân bố thời gian nói hợp lý. Sử dụng chông cụ hỗ trợ như loa, micro…

Điều trị dứt điểm những mối nguy hiểm tiềm tàng như viêm mũi, viêm họng, viêm xoang,…

Không hút thuốc và tránh hít phải khói thuốc thụ động. Khói thuốc sẽ gây kích ứng dây thanh âm và làm khô họng.

Đeo khẩu trang chuyên dụng chống bụi, chống lạnh khi đi đường hoặc khi làm việc trong môi trường ô nhiễm.

Hạn chế caffe, rượu, bia, thức uống có cồn, nước uống có ga… để không bị khô họng.

Không ho, khạc nhổ khi cảm thấy vướng cổ. Động tác này sẽ khiến dây thanh âm rung bất thường gây phù nề.

Đây là bệnh dễ tái phát, các thuốc chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng chứ không loại bỏ được căn nguyên gây bệnh. Vì vậy, cách tốt nhất vẫn là tự bảo vệ sức khỏe cho mình và những người xung quanh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới

TOP Thuốc trị ho hiệu quả tốt và cách sử dụng an toàn theo lời khuyên của chuyên gia

Mẹ trẻ 9X giúp con THOÁT KHỎI cơn ho dai dẳng chỉ nhờ 1 liệu trình thảo dược

Viêm amidan: Dấu hiệu nhận biết BIẾN CHỨNG KỀ CẬN và giải pháp ĐẨY LÙI bệnh hiệu quả nhất

Chuyên gia CHỈ RÕ triệu chứng viêm họng cần giải quyết sớm tránh biến chứng khôn lường

BÓC TRẦN hiệu quả các cách trị viêm amidan tại nhà hàng nghìn người “truyền tai nhau”

Viêm amidan hốc mủ không giải quyết sớm dẫn đến ÁP XE AMIDAN cực nguy hiểm

Viêm họng hạt không còn là nỗi lo khi ĐIỀU TRỊ SỚM và ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP

Sai lầm thường gặp trong chữa viêm họng tại nhà khiến bệnh “trở nặng” 

[Chuyên gia tư vấn] Thuốc chữa viêm họng an toàn “CỰC NHẠY” người bệnh nên sử dụng

Viêm amidan ở trẻ có thể gây NGƯNG THỞ, VIÊM KHỚP, VIÊM TIM nếu không xử lý kịp thời