5 cách phòng lây nhiễm viêm họng

   Môi trường ô nhiễm, thói quen không lành mạnh, thời tiết thay đổi thất thường… là những nguyên nhân chính gây viêm họng. Đừng tưởng viêm họng không có khả năng lây lan, thực tế cho thấy căn bệnh này có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bệnh. Để phòng chống lây nhiễm cho cộng đồng, bạn nên bổ sung cho mình kiến thức về 5 cách phòng chống lây nhiễm viêm họng sau.

5-cach-phong-lay-nhiem-viem-hong

Cách nhận biết bệnh viêm họng

Viêm họng hay còn gọi là tình trạng viêm cấp niêm mạc hầu. Nguyên nhân gây viêm họng là do sự tấn công của vi khuẩn, virus lên vùng họng. Viêm họng có thể phân thành nhiều loại như viêm họng cấp, viêm họng hạt, viêm họng xung huyết, viêm họng vận mạch…

Mầm móng của bệnh viêm họng bắt đầu từ những biểu hiện như đau ở vùng cổ họng, kèm theo sốt, phát ban, đau khớp và khó thở. Ngoài ra, đi kèm theo đó là các dấu hiệu:

-Hắt hơi, ho (ít hay nhiều tùy tình trạng bệnh).

-Sốt, ban đầu thường sốt nhẹ, khi bệnh chuyển nặng sẽ bắt đầu sốt có, có khi vượt qua 38 độ.

-Đau mỏi, ê ẩm khắp người.

-Đau đầu, chảy nước mũi, thi thoảng có cảm giác ớn lạnh.

THÔNG TIN THÊM VỀ BỆNH:

5-cach-phong-lay-nhiem-viem-hong-2(rửa tay bằng xà phòng)

5 cách phòng lây nhiễm viêm họng

Trước hết, bạn cần bảo vệ bản thân bằng cách hạn chế tiếp xúc với môi trường hoặc những vật dụng có khả năng lây nhiễm virus, vi khuẩn. Tiếp theo, bệnh nhân cần nâng cao ý thức tự giác trong việc phòng chống lây nhiễm cho gai đình và những người thân xung quanh bằng những cách sau.

Cách 1: không dùng chung vật dụng cá nhân khi đang nhiễm bệnh. Chén, bát, đũa, cốc, quần áo…phải được dùng riêng và diệt khuẩn bằng cách giặc, rửa bằng xà phòng và phơi ráo dưới nắng.

Cách 2: rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, khi tiếp xúc với những người xung quanh hoặc vừa đi từ môi trường ngoài chứa nhiều bụi bẩn và vi khuẩn về.

Cách 3: vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng, họng bằng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý hằng ngày vào buổi sáng khi vừa thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.

Cách 4: đeo khẩu trang khi ra đường hoặc khi đến những nơi công cộng. Giữ vệ sinh nhà cửa, môi trường sống xung quanh sạch sẽ. Luôn giữ cho phòng ngủ thoáng mát, không để gió lùa vào quá nhiều, không để phòng ẩm mốc và nhiều bụi bặm.

Cách 5: bổ sung nguồn dinh dưỡng giàu chất xơ và vitamin từ các loại rau, củ, quả hằng ngày. Chăm tập luyện thể thao để duy trì sự dẻo dai và sức khỏe cho cơ thể. Cuối cùng, không quên bổ sung đủ 2-2.5 lít nước mỗi ngày.

Lời khuyên dành cho bạn: khi thấy xuất hiện các triệu chứng viêm họng kể trên, bạn cần đến ngay phòng khám chuyên khoa để được khám, phát hiện và loại trừ sớm viêm họng. Trong thời gian điều trị phải kết hợp giữ dùng thuốc và sát khuẩn vùng họng bằng nước muối sinh lý. Luôn giữ ấm cho vùng cổ, tránh để gió lùa vào phòng ngủ, phòng tắm, phòng làm việc. Nếu xung quanh bạn có người bị viêm họng, hãy cố gắng hạn chế tiếp xúc với họ và thường xuyên rửa tay lại bằng xà phòng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới

TOP Thuốc trị ho hiệu quả tốt và cách sử dụng an toàn theo lời khuyên của chuyên gia

Mẹ trẻ 9X giúp con THOÁT KHỎI cơn ho dai dẳng chỉ nhờ 1 liệu trình thảo dược

Viêm amidan: Dấu hiệu nhận biết BIẾN CHỨNG KỀ CẬN và giải pháp ĐẨY LÙI bệnh hiệu quả nhất

Chuyên gia CHỈ RÕ triệu chứng viêm họng cần giải quyết sớm tránh biến chứng khôn lường

BÓC TRẦN hiệu quả các cách trị viêm amidan tại nhà hàng nghìn người “truyền tai nhau”

Viêm amidan hốc mủ không giải quyết sớm dẫn đến ÁP XE AMIDAN cực nguy hiểm

Viêm họng hạt không còn là nỗi lo khi ĐIỀU TRỊ SỚM và ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP

Sai lầm thường gặp trong chữa viêm họng tại nhà khiến bệnh “trở nặng” 

[Chuyên gia tư vấn] Thuốc chữa viêm họng an toàn “CỰC NHẠY” người bệnh nên sử dụng

Viêm amidan ở trẻ có thể gây NGƯNG THỞ, VIÊM KHỚP, VIÊM TIM nếu không xử lý kịp thời