Bệnh học về chấn thương khí thanh quản

Chấn thương khí thanh quản là một cấp cứu trong chuyên ngành Tai mũi họng bởi có thể đe dọa đến tính mạng và chức năng sinh lý của cơ quan này. Tham khảo bài viết bệnh học về chấn thương khí thanh quản để tìm hiểu cụ thể hơn.

1 – Chấn thương khí thanh quản là gì?

Chấn thương khí thanh quản là tình trạng tổn thương hệ thống cấu trúc và các thành phần của khí – thanh quản. khiến hình thái giải phẫu và chức năng của thanh khí quản bị biến đổi ở các mức độ khác nhau. Nguyên nhân được xác định do các tác động cơ học từ bên trong hoặc từ bên ngoài thanh khí quản.

 

  • Bên ngoài: Chấn thương trực tiếp do vật đụng dập vào, hoặc do tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt và lao động.
  • Bên trong: Do đặt ống nội khí quản, soi thanh khí quản, xử trí các khối u và gây tổn thương trong thanh quản.

2 – Chẩn đoán chấn thương khí thanh quản

Về lâm sàng:

*Đối với chấn thương hở thanh quản:

Dễ dàng nhận biết hơn bởi các triệu chứng rõ ràng, có thể nhận thấy: Có khí hoặc máu bắn ra từ vết thương theo nhịp thở. Song nếu chấn thương phối hợp với các bộ phận khác nổi bật hơn như: chấn thương sọ não, vỡ, gãy xương hàm,… thì chấn thương khí thanh quản thường dễ bị bỏ qua hơn.

Bên cạnh đó, xuất hiện một số triệu chứng đặc trưng khác như:

  • Khó thở: Khó thở chậm nhưng cũng có khi thở phì phò, ngạt thở và thở ra có bọt máu.
  • Khàn hoặc mất tiếng: Khiến việc phát âm và giao tiếp khó khăn.
  • Tràn khí dưới da vùng cổ ngực: Có thể lan rộng suốt mạng sườn, vào trung thất và khi bệnh nhân ho thì tăng lên, có thể gây khó thở.
  • Khám vùng cổ: Có thể phát hiện thấy đường vào từ ngoài cho tới thanh khí quản qua đó có thể đánh giá được tình trạng tổn thương. Tuy nhiên việc khám vùng cổ chỉ có giá trị trong những giờ đầu sau chấn thương.

*Đối với chấn thương kín khí thanh quản:

Các triệu chứng thường xuất hiện chậm và khó nhận biết hơn. Nếu bị chấn thương kín khí thanh quản có thể thấy:

  • Khó thở: Thường xuất hiện muộn sau chấn thương vài giờ, thậm chí không xuất hiện khó thở trong 24 – 48 giờ đầu.
  • Khàn tiếng: Rất hay gặp, song nếu tổn thương chỉ khu trú ở trên hay dưới vùng thanh môn thì sẽ không gặp.
  • Nuốt đau.

  • Ho, có thể là ho khạc đờm lẫn máu nếu có tổn thương trong lòng thanh khí quản.
  • Soi thanh quản gián tiếp phát hiện niêm mạc phù nề, bầm tím hay rách niêm mạc vùng thanh quản, sự di động bất thường của dây thanh.

Về cận lâm sàng:

  • Chụp X quang thường quy: Không phát hiện được tổn thương sụn, nhưng có thể thấy hình ảnh đứt thanh thiệt, tràn khí dưới da, màng phổi, trung thất và tổn thương cột sống cổ.
  • Chụp cắt lớp vi tính vùng thanh khí quản: Có thể thấy hình ảnh vỡ các cấu trúc sụn của thanh quản như: Sụn giáp, sụn nhẫn và sụn khí quản. Hay hình ảnh tổn thương phần mềm như: Khối máu tụ niêm mạc, đứt thanh thiệt, rách màng nhẫn giáp và rách màng nhẫn khí quản. Hoặc hình ảnh tràn khí, trật sụn phễu, khớp nhẫn giáp.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần được thực hiện chẩn đoán phân biệt vùng hạ họng thấy: Có dấu hiệu tràn khí và ho khạc máu nhưng khi soi thanh khí quản không thấy có tổn thương.

3 – Điều trị chấn thương khí thanh quản

*Vềnguyên tắc điều trị:

  • Bằng cách mở khí quản hoặc đặt lại nội khí quản để đảm bảo hô hấp trong trường hợp chấn thương gây khó thở, đe dọa tính mạng.
  • Khôi phục lại cấu trúc giải phẫu và sinh lý hô hấp.
  • Phòng ngừa di chứng.

4 – Phác đồ điều trị chấn thương khí thanh quản

*Điều trị nội khoa:

Đối với tổn thương niêm mạc nông, không có biến đổi cấu trúc khung thanh quản và tình trạng khó thở.

  • Nghỉ ngơi tại giường, hạn chế nói và thở oxy.
  • Làm mát và làm ẩm không khí để phòng ngừa tình trạng xuất tiết.
  • Chống phù nề bằng corticoid.
  • Dùng kháng sinh chống nhiễm trùng.
  • Thuốc kháng histamin H2 hoặc ức chế bơm proton chống trào ngược dạ dày thực quản.
  • Phun khí dung Corticoides và Adrenalin (khi không có chống chỉ định dùng Adrenalin).
  • Nuôi dưỡng đường tĩnh mạch.

*Điều trị ngoại khoa:

Đối với các tổn thương nặng, điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả.

  • Mở khí quản cấp cứu trong những trường hợp có khó thở.
  • Phẫu thuật nội soi can thiệp.
  • Phẫu thuật chỉnh hình theo đường ngoài đơn thuần.
  • Phẫu thuật chỉnh hình theo đường ngoài phối hợp đặt nong.
  • Khâu nối khí quản tận – tận.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới

TOP Thuốc trị ho hiệu quả tốt và cách sử dụng an toàn theo lời khuyên của chuyên gia

Mẹ trẻ 9X giúp con THOÁT KHỎI cơn ho dai dẳng chỉ nhờ 1 liệu trình thảo dược

Viêm amidan: Dấu hiệu nhận biết BIẾN CHỨNG KỀ CẬN và giải pháp ĐẨY LÙI bệnh hiệu quả nhất

Chuyên gia CHỈ RÕ triệu chứng viêm họng cần giải quyết sớm tránh biến chứng khôn lường

BÓC TRẦN hiệu quả các cách trị viêm amidan tại nhà hàng nghìn người “truyền tai nhau”

Viêm amidan hốc mủ không giải quyết sớm dẫn đến ÁP XE AMIDAN cực nguy hiểm

Viêm họng hạt không còn là nỗi lo khi ĐIỀU TRỊ SỚM và ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP

Sai lầm thường gặp trong chữa viêm họng tại nhà khiến bệnh “trở nặng” 

[Chuyên gia tư vấn] Thuốc chữa viêm họng an toàn “CỰC NHẠY” người bệnh nên sử dụng

Viêm amidan ở trẻ có thể gây NGƯNG THỞ, VIÊM KHỚP, VIÊM TIM nếu không xử lý kịp thời