Bệnh viêm họng aptơ là gì?

Viêm họng aptơ thực chất là bệnh viêm miệng aptơ hay aptơ miệng, còn được gọi là loét aphthous. Đây là căn bệnh phổ biến và tái phát nhiều lần, gây đau khi ăn uống hoặc vệ sinh miệng họng khiến người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe. Tìm hiểu bệnh viêm họng aptơ là gì sẽ giúp bạn biết cách phòng chống và nhận biết bệnh nhanh chóng.

Nguyên nhân gây bệnh viêm họng aptơ là gì?

Viêm miệng aptơ là những tổn thương nhỏ và nông có bờ màu đỏ, xảy ra ở niêm mạc miệng như mô mềm trong miệng hay nướu răng. Bệnh thường gây đau khi người bệnh nói chuyện và ăn uống, nhất là khi ăn đồ chua, mặn, cay… hoặc khi súc miệng, đánh răng.

benh-viem-hong-apto-la-gi-1

Cho đến nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh viêm miệng aptơ mà chỉ có thể khoanh vùng các yếu tố có thể gây bệnh như:

  • Thiếu vitamin B6, vitamin B12, vitamin C, vitamin PP, sắt, kẽm.
  • Tổn thương niêm mạc miệng như cắn trúng miệng, va đập…
  • Do vi khuẩn hoặc siêu vi trùng xâm nhập.
  • Dị ứng thuốc hoặc thức ăn, nhạy cảm với một số loại thực phẩm (nhất là các thực phẩm có tính axit).
  • Rối loạn nội tiết tố(phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt).
  • Di truyền từ ông bà, cha mẹ…
  • Yếu tố tâm lý như căng thẳng, mệt mỏi, stress…
  • Hệ miễn dịch suy giảm…

Triệu chứng bệnh viêm họng aptơ

Hầu hết các viêm loét aptơ miệng có thể tự biến mất trong một hoặc hai tuần với các triệu chứng sau đây:

  • Giai đoạn khởi phát: Trước khi phát bệnh 1 ngày, người bệnh cảm thấy nóng rát ở vùng niêm mạc miệng sẽ bị loét.
  • Giai đoạn trước loét: Trong vòng -3 ngày thì xuất hiện vết ban nhỏ màu đỏ hoặc nốt sần có màu vàng ở giữa với quầng đỏ bao quanh.

benh-viem-hong-apto-la-gi-2

  • Giai đoạn loét: Từ ngày 4-6, vết loét lan rộng, màng hoại tử bị tróc và lộ ra vét loét tròn có đáy trũng với viền đỏ bao quanh kèm theo dịch nhầy.
  • Giai đoạn lành bệnh: Bệnh sẽ giảm dần trong vòng 1 tuần, quầng đỏ biến mất, biểu mô đầy trở lại, không gây sẹo.

Khi bị viêm miệng aptơ, người bệnh thường cảm thấy đau rát, khó chịu, chán ăn, không sốt và cũng không bị nổi hạch.

Phòng chống bệnh viêm họng aptơ

  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, khám răng miệng định kỳ để phát hiện các tổn thương sớm.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày để phòng ngừa nhiễm khuẩn, nhiễm nấm.
  • Sử dụng bàn chải mềm để tránh gây tổn thương niêm mạc miệng, nứu răng.
  • Tránh ăn các thức ăn có tính kích thích như thức ăn giàu tính axit, thức ăn chua, các loại mắm, tiêu, ớt, thức uống có cồn…
  • Sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, điều độ; hạn chế thức khuya, làm việc quá sức; ngủ đủ giấc để cơ thể tránh mệt mỏi, căng thẳng.
  • Thường xuyên bổ sung các vitamin tự nhiên từ hoa quả, trái cây hoặc uống vitamin tổng hợp nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
  • Dùng dung dịch chlohexidine 0,12% để súc miệng khi thường xuyên bị loét miệng để ngăn ngừa bệnh kéo dài và gây bội nhiễm.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới

TOP Thuốc trị ho hiệu quả tốt và cách sử dụng an toàn theo lời khuyên của chuyên gia

Mẹ trẻ 9X giúp con THOÁT KHỎI cơn ho dai dẳng chỉ nhờ 1 liệu trình thảo dược

Viêm amidan: Dấu hiệu nhận biết BIẾN CHỨNG KỀ CẬN và giải pháp ĐẨY LÙI bệnh hiệu quả nhất

Chuyên gia CHỈ RÕ triệu chứng viêm họng cần giải quyết sớm tránh biến chứng khôn lường

BÓC TRẦN hiệu quả các cách trị viêm amidan tại nhà hàng nghìn người “truyền tai nhau”

Viêm amidan hốc mủ không giải quyết sớm dẫn đến ÁP XE AMIDAN cực nguy hiểm

Viêm họng hạt không còn là nỗi lo khi ĐIỀU TRỊ SỚM và ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP

Sai lầm thường gặp trong chữa viêm họng tại nhà khiến bệnh “trở nặng” 

[Chuyên gia tư vấn] Thuốc chữa viêm họng an toàn “CỰC NHẠY” người bệnh nên sử dụng

Viêm amidan ở trẻ có thể gây NGƯNG THỞ, VIÊM KHỚP, VIÊM TIM nếu không xử lý kịp thời