Bị khan tiếng lâu ngày làm sao hết ?

Cho em hỏi: Bị khan tiếng lâu ngày làm sao hết ? Giọng nói khản đặc đến gần cả nửa tháng nay khiến em thực sự rất mệt mỏi bởi chúng ảnh hưởng rất nhiều đến giao tiếp hàng ngày và công việc. Mong bác sĩ trả lời em sớm!

(Phạm Bích Thủy – 29 tuổi, Tiền Giang)

☎ TRẢ LỜI THƯ BẠN ĐỌC:

Cơ chế phát âm là sự phối hợp đồng bộ từ hoạt động của phổi đến thanh quản, của chuyển động lưỡi và môi, cả sự cộng hưởng âm thanh qua hệ thống mũi xoang, trong đó thanh quản là rất quan trọng. Khi có bất kỳ tác nhân nào làm hai dây thanh rung động không đều hoặc khép không kín sẽ gây hậu quả là khan tiếng (khản tiếng/khàn tiếng).

Khản tiếng là hiện tượng giọng nói bị biến đổi, âm thanh trở nên khàn đục, âm lượng giảm khiến phát âm không rõ âm, rõ vần, rõ tiếng hoặc có thể là mất tiếng. Khan tiếng ít xuất hiện đơn độc mà thường kèm theo cảm giác rát họng, đau họng, nhức đầu hoặc là sốt nhẹ.

Để điều trị khan tiếng không khó nhưng để chữa trị nhanh chóng và triệt để cần xác định chính xác nguyên nhân gây khan tiếng.

Khan tiếng do đâu?

Có nhiều lý do khiến giọng nói bị biến đổi, nhưng thường được chia thành 2 nhóm chính:

  • Khan tiếng do tổn thương trên dây thanh, hạt dây thanh, các nang hoặc u bướu dây thanh, hoặc viêm thanh quản do nấm, lao hoặc đơn giản chỉ là viêm thanh quản cấp,… Do phát âm quá nhiều, quá to hoặc do siêu vi.
  • Khan tiếng do các tổn thương thần kinh, tổn thương thanh não, dây thanh hoặc do chấn thương, tai nạn,…

Thông thường, chứng khan tiếng thường chỉ kéo dài khoảng 1 – 2 tuần và có thể khắc phục dễ dàng bằng các bài thuốc dân gian trị khan tiếng như: Dùng chanh và mật ong, giá đỗ, lá cây rẻ quạt, củ cải trắng,… kết hợp với các biện pháp khác (hạn chế nói to nói nhiều; tránh nơi gió lùa; súc miệng bằng nước muối ấm loãng; có chế độ ăn uống hợp lý,…).

➞ Nên xem: Bị khàn tiếng nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Nhưng một số trường hợp thì cần thiết phải dùng thuốc  mới khỏi. Nếu điều trị nội khoa không khỏi, có thể do thanh quản đang gặp vấn đề nghiêm trọng hơn.

Cách chữa khan tiếng kéo dài

Khan tiếng lâu ngày không khỏi mặc dù đã áp dụng các biện pháp điều trị nội khoa không nên coi thường. Tốt nhất, những trường hợp khàn tiếng kéo dài, người bệnh cần được tiến hành chẩn đoán chính xác nguyên nhân bằng nội soi ống mềm hoặc ống cứng, cùng với đó là tiến hành kiểm tra tổn thương mũi, họng, hai dây thanh,… từ đó được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Nếu cần thiết phải điều trị ngoại khoa, thì sau phẫu thuật bệnh nhân cần tuân thủ đầy đủ các y lệnh của bác sĩ để phục hồi giọng nói nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó cũng cần thực hiện các biện pháp dự phòng khác.

**Lời khuyên: Đối với trường hợp của bạn, không rõ là bạn đã thăm khám và áp dụng phương pháp điều trị khan tiếng nào chưa? Nếu chưa thì hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây khan tiếng kéo dài, từ đó được chỉ định cách thức điều trị phù hợp. Không nên quá lo lắng, có thể chỉ cần dùng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ là giọng nói trong trẻo trở lại mà thôi.

(Bs chuyên khoa Tai mũi họng Tạ Đình Phương)

➞ Có thể bạn quan tâm: Trẻ sơ sinh bị khản tiếng phải làm sao?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới

TOP Thuốc trị ho hiệu quả tốt và cách sử dụng an toàn theo lời khuyên của chuyên gia

Mẹ trẻ 9X giúp con THOÁT KHỎI cơn ho dai dẳng chỉ nhờ 1 liệu trình thảo dược

Viêm amidan: Dấu hiệu nhận biết BIẾN CHỨNG KỀ CẬN và giải pháp ĐẨY LÙI bệnh hiệu quả nhất

Chuyên gia CHỈ RÕ triệu chứng viêm họng cần giải quyết sớm tránh biến chứng khôn lường

BÓC TRẦN hiệu quả các cách trị viêm amidan tại nhà hàng nghìn người “truyền tai nhau”

Viêm amidan hốc mủ không giải quyết sớm dẫn đến ÁP XE AMIDAN cực nguy hiểm

Viêm họng hạt không còn là nỗi lo khi ĐIỀU TRỊ SỚM và ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP

Sai lầm thường gặp trong chữa viêm họng tại nhà khiến bệnh “trở nặng” 

[Chuyên gia tư vấn] Thuốc chữa viêm họng an toàn “CỰC NHẠY” người bệnh nên sử dụng

Viêm amidan ở trẻ có thể gây NGƯNG THỞ, VIÊM KHỚP, VIÊM TIM nếu không xử lý kịp thời