Bị khàn tiếng nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Có nhiều nguyên nhân gây khàn tiếng, nhưng thường gặp nhất là các bệnh viêm đường hô hấp như: Viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản,… Theo Bs chuyên khoa Tai mũi họng Bùi Hữu Việt: Để tránh để bệnh nặng hơn và giọng nói trở nên trong trẻo hãy lưu ý hơn đến chế độ ăn uống hàng ngày. Vậy bị khàn tiếng nên ăn gì và kiêng ăn gì? – Nếu chưa biết hãy tham khảo trong bài viết sau.

  

THAM KHẢO THÊM:

Nguyên tắc ăn uống khi bị khàn tiếng

1/ Bị khàn tiếng nên ăn gì?

Chứng khàn tiếng thường đi kèm với tình trạng khô họng, đau rát họng,… Do đó, để khắc phục các triệu chứng này thì thực đơn ăn uống hàng ngày nên: Ăn các thực phẩm mềm, thức ăn được chế biến dưới dạng mềm lỏng dễ nuốt để tránh làm tổn thương niêm mạc họng, thanh quản. Bên cạnh đó, nên dùng thêm mật ong, gừng hoặc súp gà vì chúng giúp kháng viêm, làm lành các thương tổn nhanh chóng hơn, rất có lợi cho người bệnh. Người bệnh cũng nhớ uống nhiều nước hơn để giảm bớt hiện tượng họng khô khốc.

Ngoài ra, hãy thử dùng các mẹo chữa khàn tiếng đơn giản sau xem tình hình có được cải thiện không?

  • Dùng giá đỗ xanh: Đây là một trong những bí quyết trị viêm thanh quản, trị khàn tiếng hiệu quả. Chỉ cần lấy một nắm giá đỗ xanh đem ngâm rửa sạch với nước muối loãng rồi giã nhỏ, vắt lấy nước cốt và pha thêm một chút nước đun sôi để nguội rồi uống. Dùng nhiều lần trong ngày sẽ thấy giọng nói trong trẻo hơn.
  • Trà quả sung: Hãy lấy khoảng 3 quả sung thái nhỏ cho vào nồi đun sôi, rồi thêm ít đường phèn khuấy tan để uống trong ngày.
  • Củ cải luộc gừng: Rất đơn giản, hãy lấy củ cải luộc chín rồi cho thêm một ít gừng tươi đập dập vào đun sôi cùng. Dùng món canh này hàng ngày bạn sẽ tình trạng khàn tiếng và mất tiếng được chữa khỏi nhanh chóng.

2/ Bị khàn tiếng không nên ăn gì?

Những sai lầm khi ăn uống có thể làm tăng kích ứng cổ họng làm gia tăng cảm giác đau họng, khiến giọng nói khản đặc và thậm chí là mất tiếng; nhiều trường hợp còn bị viêm nhiễm kèm theo. Chính vì thế, hãy tuân thủ những lưu ý đối với vấn để ăn uống khi “chẳng may” bị khàn tiếng như sau:

  • Hạn chế dùng thức ăn chế biến dưới dạng chiên xào nhiều dầu mỡ.
  • Các thực phẩm giòn cứng, nhiều góc cạnh như: Bánh quy, bánh mì, ngũ cốc, gà rán, thịt nướng,…

  • Đồ ăn thức uống chứa nhiều đường – chúng làm giảm khả năng miễn dịch.
  • Các món ăn có vị chua.
  • Thức ăn chứa nhiều gia vị cay nóng.
  • Rượu bia, cafe,… hay một số chất kích thích khác.

Để nhanh chóng khôi phục giọng nói ban đầu, ngoài việc thực hiện các lời khuyên trên về vấn đề ăn uống khi bị khàn tiếng thì bạn cũng nên cố gắng giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, giữ ấm cổ họng nếu thời tiết lạnh, thường xuyên súc miệng bằng nước muối loãng,… Nếu tình trạng vẫn không được cải thiện hãy nhờ gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân khàn tiếng và có cách xử lý phù hợp. Đừng coi thường, khàn tiếng kéo dài có thể là dấu hiệu nguy hiểm.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới

TOP Thuốc trị ho hiệu quả tốt và cách sử dụng an toàn theo lời khuyên của chuyên gia

Mẹ trẻ 9X giúp con THOÁT KHỎI cơn ho dai dẳng chỉ nhờ 1 liệu trình thảo dược

Viêm amidan: Dấu hiệu nhận biết BIẾN CHỨNG KỀ CẬN và giải pháp ĐẨY LÙI bệnh hiệu quả nhất

Chuyên gia CHỈ RÕ triệu chứng viêm họng cần giải quyết sớm tránh biến chứng khôn lường

BÓC TRẦN hiệu quả các cách trị viêm amidan tại nhà hàng nghìn người “truyền tai nhau”

Viêm amidan hốc mủ không giải quyết sớm dẫn đến ÁP XE AMIDAN cực nguy hiểm

Viêm họng hạt không còn là nỗi lo khi ĐIỀU TRỊ SỚM và ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP

Sai lầm thường gặp trong chữa viêm họng tại nhà khiến bệnh “trở nặng” 

[Chuyên gia tư vấn] Thuốc chữa viêm họng an toàn “CỰC NHẠY” người bệnh nên sử dụng

Viêm amidan ở trẻ có thể gây NGƯNG THỞ, VIÊM KHỚP, VIÊM TIM nếu không xử lý kịp thời