Bị xương cá đâm vào cổ họng xử lý như thế nào?

Hóc xương cá là “tai nạn” hay gặp thường do bất cẩn trong ăn uống. Một vài trường hợp có thể giải quyết tại nhà nhưng số khác lại vô cùng nguy hiểm cần cấp cứu kịp thời. Vậy bị xương cá đâm vào cổ họng xử lý như thế nào, khi nào cần gặp bác sĩ?

Theo Bs Đoàn Văn Lân: Dị vật đường ăn là cấp cứu thường gặp trong chuyên khoa tai mũi họng ở cả nam và nữ, ở mọi lứa tuổi. Dị vật có thể là răng giả, xương động vật, một số đồ vật,… Theo thống kê cho thấy: Dị vật xương cá là phổ biến nhất, chiếm đến 81%.

Không khó xử lý, song nhiều người không biết hoặc xử trí sai cách có thể gây ra những hệ quả nghiêm trọng. Nếu bị hóc xương cá hãy bình tĩnh thực hiện theo các chỉ dẫn sau:

Cách xử lý khi bị hóc xương cá

1. Không cố nuốt xương:

Chắc chắn không ít người bị hóc xương cá cố gắng nuốt vào với mong muốn xương nhanh chóng trôi tuột vào dạ dày. Tuy nhiên đây lại là sai lầm nghiêm trọng khi việc này có thể khiến xương đâm sâu hơn vào cổ họng, gây tổn thương niêm mạc họng, có thể gây rách và các cơ quan lân cận cũng bị ảnh hưởng. Thậm chí nếu xương lớn và đâm sâu có thể gây viêm mủ, ápxe chỗ hóc và phải điều trị lâu dài, để lại di chứng về sau.

Chỉ cố nuốt khi xác định chắc chắn đó là xương dăm rất nhỏ. Nếu không hãy nôn ọe để xương có thể ra bên ngoài, nhưng không nên cố móc họng

2. Không ăn bất cứ thứ gì để đẩy xương xuống:

Nhiều người nghe theo các mẹo vặt, khi bị hóc xương thì vo tròn cơm không nhai, ăn bún,… Nhưng trường hợp khỏi hóc xương chỉ là may rủi, đa phần đều cảm thấy xương đâm vào sâu hơn.

3. Lấy xương ra:

Nếu quan sát thấy xương nằm ở những vị trí có thể nhìn thấy được như hanh nhân khẩu cái, màn hầu hay thành sau họng thì có thể dùng kẹp y khoa để gắp ra. Hoặc nếu không có thể giải quyết theo 2 hướng:

+ Đối với xương cá nhỏ: Có thể áp dụng các mẹo dân gian chữa hóc xương nhanh chóng sau:

  • Ngậm một vài viên vitamin C: giúp làm xương cá mềm hơn và trôi xuống dễ dàng.
  • Phèn đen thang: Dùng ngọn cây phèn đen (tươi) 10 ngọn, rửa sạch, để ráo nước, giã nhỏ với muối (1-2 gam). Sau đó ngậm nuốt dần dần.
  • Mẹo dùng tỏi và đường: Lấy một nhánh tỏi đã bóc vỏ nhét vào lỗ mũi bên trái (nếu vị trí chỗ bị hóc ở bên phải) hoặc thực hiện ngược lại.
  • Dùng vỏ cam hoặc miếng chanh nhỏ: Ngậm trong miệng một miếng vỏ cam hoặc miếng chanh đã lấy hạt cũng cho hiệu quả tương tự như khi ngậm vitamin C.
  • Dùng hàn the: Lấy một cục hàn the ngậm nuốt nước từ từ xương sẽ tiêu. Lưu ý: cách này không dùng cho phụ nữ mang thai.
  • Sử dụng rau dừa tây: Đập giập cùng một ít muối hột rồi ngậm nuốt nước từ từ.

+ Đối với xương cá lớn: Việc áp dụng các mẹo trị hóc xương trên dường như không mang lại hiệu quả. Nếu cố gắng tự chữa trị và kéo dài thời gian thì vị trí xương đâm sẽ sưng tấy khiến bác sĩ khó xác định vị trí của xương và đối mặt với nhiều vấn đề khác.

   

Do đó nếu bị hóc xương cá lớn, sắc và nhọn tốt nhất hãy đến ngay các cơ sở y tế để can thiệp lấy xương ra nhanh chóng, đảm bảo an toàn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới

TOP Thuốc trị ho hiệu quả tốt và cách sử dụng an toàn theo lời khuyên của chuyên gia

Mẹ trẻ 9X giúp con THOÁT KHỎI cơn ho dai dẳng chỉ nhờ 1 liệu trình thảo dược

Viêm amidan: Dấu hiệu nhận biết BIẾN CHỨNG KỀ CẬN và giải pháp ĐẨY LÙI bệnh hiệu quả nhất

Chuyên gia CHỈ RÕ triệu chứng viêm họng cần giải quyết sớm tránh biến chứng khôn lường

BÓC TRẦN hiệu quả các cách trị viêm amidan tại nhà hàng nghìn người “truyền tai nhau”

Viêm amidan hốc mủ không giải quyết sớm dẫn đến ÁP XE AMIDAN cực nguy hiểm

Viêm họng hạt không còn là nỗi lo khi ĐIỀU TRỊ SỚM và ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP

Sai lầm thường gặp trong chữa viêm họng tại nhà khiến bệnh “trở nặng” 

[Chuyên gia tư vấn] Thuốc chữa viêm họng an toàn “CỰC NHẠY” người bệnh nên sử dụng

Viêm amidan ở trẻ có thể gây NGƯNG THỞ, VIÊM KHỚP, VIÊM TIM nếu không xử lý kịp thời