Chữa áp tơ niêm mạc miệng như thế nào?

Áp tơ miệng là hiện tượng rất phổ biến  và hầu như ai cũng đã từng phải trải qua một lần, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc ăn uống. Những biện pháp chữa áp tơ niêm mạc miệng sau đây sẽ giúp bạn thoát khỏi tình trạng này nhanh chóng và hiệu quả.

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh áp tơ miệng

Áp tơ niêm mạc miệng hay áp tơ miệng là tổn thương loét ở niêm mạc trong miệng gây đau và xót khi tiếp xúc với thức ăn và có thể làm sưng môi, sưng cằm vào ban đêm. Biểu hiện của áp tơ miệng là vết loét nhỏ từ 0,3cm – 1cm màu trắng có bờ màu đỏ xuất hiện ở môi, lợi. Khi ta dùng thức ăn có vị mặn hoặc chua thì các vết loét càng bị bỏng rát và đau nặng hơn, gây khó chịu và ảnh hưởng đến việc ăn uống và nói chuyện.

chua-ap-to-niem-mac-mieng-nhu-the-nao-1

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết được đâu là nguyên nhân chính xác gây áp tơ miệng nhưng không loại trừ một số yếu tố như thiếu vitamin B6, vitamin B12, vitamin C và vitamin PP; do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng; do rối loạn nội tiết tố, tâm lý, miễn dịch; hay dị ứng thuốc, thức ăn…

Chữa áp tơ niêm mạc miệng như thế nào?

Để điều trị áp tơ niêm mạc miệng, các bác sĩ thường áp dụng phương pháp điều trị triệu chứng là chính nhằm giảm đau cho người bệnh và chữa lành vết loét nhanh chóng. Thông thường, bệnh nhân sẽ được vệ sinh răng miệng kỹ càng bằng nước muối sinh lý 0,9%, không sử dụng thức ăn mặn hoặc chua để hạn chế việc kích thích vết loét gây đau và khiến vết loét lan rộng. Kết hợp với điều trị bằng các thuốc sau:

Thuốc bôi tại chỗ:

– Các thuốc kháng viêm dạng kem, gel, mỡ chứa triamcinolone hoặc acetonide và thuốc điều hòa miễn dịch cyclosporine, retinoid; kamistad N-gel tube 5g được sử dụng chủ yếu.

chua-ap-to-niem-mac-mieng-nhu-the-nao-2

– Bôi nitrat bạc hoặc kem amlexanox lên vết loét để giảm đau và làm lành vết loét nhanh từ 3-5 ngày cũng có thể được bác sĩ chỉ định.

Các thuốc bôi thường được sử dụng 4 lần/ ngày, sau khi ăn và trước khi đi ngủ 1-2 tiếng. Trường hợp đau nhiều thì bôi trước khi ăn 30-60 phút để giảm đau và ăn tốt hơn.

Thuốc uống:

– Thuốc colchicine 0,6mg; prednisone

– Bổ sung thêm sắt và vitamin tổng hợp giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và làm vết loét mau lành.

– Trường hợp có bội nhiễm vi khuẩn thì sử dụng thuốc kháng sinh cloxacillin, clarithromycine, doxycicllin,…

– Bội nhiễm nấm thì dùng thuốc kháng nấm fluconazol, itraconazol 200mg/ngày kết hợp bôi daktagel; hoặc dùng nistatin dạng uống hoặc bôi tại chỗ.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cần tuân thủ một số lưu ý sau đây để phòng bệnh tái phát:

chua-ap-to-niem-mac-mieng-nhu-the-nao-3

– Giữ vệ sinh răng miệng và súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày để loại trừ nấm và vi khuẩn.

– Tránh sử dụng thức ăn chứa chất kích thích như cồn, caffein; thức ăn chứa nhiều gia vị tiêu, ớt, nước mắm…; thức ăn quá chua…

– Sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya, nên ngủ đủ giấc.

– Nếu bị loét áp tơ miệng thường xuyên thì nên súc miệng bằng dung dịch chlohexidine 0,12% để ngăn ngừa vết loét lan rộng, ngừa bội nhiễm.

– Kết hợp bổ sung đầy đủ vitamin và các chất dinh dưỡng, rèn luyện cơ thể để tăng cường sức khỏe.

– Theo dõi sức khỏe răng miệng định kỳ để phòng ngừa các bệnh về răng miệng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới

TOP Thuốc trị ho hiệu quả tốt và cách sử dụng an toàn theo lời khuyên của chuyên gia

Mẹ trẻ 9X giúp con THOÁT KHỎI cơn ho dai dẳng chỉ nhờ 1 liệu trình thảo dược

Viêm amidan: Dấu hiệu nhận biết BIẾN CHỨNG KỀ CẬN và giải pháp ĐẨY LÙI bệnh hiệu quả nhất

Chuyên gia CHỈ RÕ triệu chứng viêm họng cần giải quyết sớm tránh biến chứng khôn lường

BÓC TRẦN hiệu quả các cách trị viêm amidan tại nhà hàng nghìn người “truyền tai nhau”

Viêm amidan hốc mủ không giải quyết sớm dẫn đến ÁP XE AMIDAN cực nguy hiểm

Viêm họng hạt không còn là nỗi lo khi ĐIỀU TRỊ SỚM và ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP

Sai lầm thường gặp trong chữa viêm họng tại nhà khiến bệnh “trở nặng” 

[Chuyên gia tư vấn] Thuốc chữa viêm họng an toàn “CỰC NHẠY” người bệnh nên sử dụng

Viêm amidan ở trẻ có thể gây NGƯNG THỞ, VIÊM KHỚP, VIÊM TIM nếu không xử lý kịp thời