Ho có đờm và thở khò khè là triệu chứng của bệnh gì?

Làm thế nào khi bé ho có đờm thở khò khè?

Bé nhà em được 14 tháng và hơi yếu nên rất hay mắc bệnh vặt như ho. Dạo gần đây bé lại bị trở ho, nhiều khi có đờm đặc và hay thở khò khè nữa. Mấy lần trước bé cũng thường bị ho, em cho uống thuốc vài hôm là khỏi nhưng đợt này em đã cho bé uống thuốc mấy hôm mà vẫn chưa hết. Em không biết bé ho có đờm và thở khò khè là triệu chứng của bệnh gì vậy bác sĩ? Có nguy hiểm không? Em nên làm thế nào để bé nhanh chóng khỏi bệnh? Nhờ bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin chân thành cảm ơn.

Độc giả: loantruongbich….@gmail.com

ho-co-dom-va-tho-kho-khe-la-trieu-chung-benh-gi-1

TRẢ LỜI:

Bạn thân mến, cảm ơn bạn đã chia sẻ thắc mắc về hộp thư bạn đọc của chuyên mục benhviemhong.com.

Trường hợp bé nhà bạn ho có đờm kèm theo thở khò khè rất phổ biến và là tình trạng thường gặp nhiều ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Ho có đờm và thở khò khè là triệu chứng của bệnh gì?

Hiện tượng thở khò khè rất hay xảy ra ở những trẻ dưới 3 tuổi vì phế quản của trẻ có kích thước nhỏ, dễ bị co thắt và tiết dịch gây tắc nghẽn mỗi khi bị viêm nhiễm. Các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là do:

– Trẻ bị hen suyễn: nếu bé có dấu hiệu thở khò khè khi ngủ và có tiền căn bị dị ứng hay trong nhà có người bị hen suyễn.

– Viêm tiểu phế quản, thanh quản bị chèn ép, trào ngược dạ dày thực quản.

– Viêm phổi: nếu bé bị sốt, ho, khó thở hoặc thở khò khè.

– Viêm thanh phế quản cấp tính: ngoài ho và thở khò khè, bé còn có hiện tượng khan tiếng; các triệu chứng này thường xảy ra nhất là vào ban đêm.

Viêm amidan cấp tính: cũng thường có tình trạng ho kèm theo đờm và khò khè.

Trường hợp của bé nhà bạn có thể là bị nhiễm trùng đường hô hấp như viêm tiểu phế quản, viêm phế quản – phổi. Nguyên nhân là do các virus gây nhiễm trùng thường bùng phát ở trẻ vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân. Do đó, bạn nên đưa bé đi khám tại bệnh viện chuyên khoa Nhi để các bác sĩ chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp cho bé, đừng để lâu khiến bệnh tiến triển nặng hơn.

ho-co-dom-va-tho-kho-khe-la-trieu-chung-benh-gi-2

Trong khi điều trị, nếu bé khò khè nghẹt mũi thì bạn hãy vệ sinh mũi cho bé giúp đường hô hấp trên thông thoáng bằng cách nhỏ 2-3 giọt nước mũi sinh lý đã ngâm ấm trước đó hoặc xịt vài lần nước muối sinh lý vào mũi bé rồi hút mũi ra nhé.

Nếu bé chỉ ho khò khè mà không khó thở, bạn nên đặt máy phun sương trong trong phòng ngủ để bé long đờm và cho bé uống đủ nước.

Bạn cũng có thể áp dụng cách trị ho có đờm cho trẻ với các bài thuốc dân gian từ tỏi, rau diếp cá và lá húng chanh. Đó là những thảo dược tự nhiên rất hiệu quả mà lại an toàn, không để lại tác dụng phụ trên cơ thể của bé. Chúc bé nhanh bạn nhanh chóng bình phục và mau ăn chóng lớn nhé.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới

TOP Thuốc trị ho hiệu quả tốt và cách sử dụng an toàn theo lời khuyên của chuyên gia

Mẹ trẻ 9X giúp con THOÁT KHỎI cơn ho dai dẳng chỉ nhờ 1 liệu trình thảo dược

Viêm amidan: Dấu hiệu nhận biết BIẾN CHỨNG KỀ CẬN và giải pháp ĐẨY LÙI bệnh hiệu quả nhất

Chuyên gia CHỈ RÕ triệu chứng viêm họng cần giải quyết sớm tránh biến chứng khôn lường

BÓC TRẦN hiệu quả các cách trị viêm amidan tại nhà hàng nghìn người “truyền tai nhau”

Viêm amidan hốc mủ không giải quyết sớm dẫn đến ÁP XE AMIDAN cực nguy hiểm

Viêm họng hạt không còn là nỗi lo khi ĐIỀU TRỊ SỚM và ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP

Sai lầm thường gặp trong chữa viêm họng tại nhà khiến bệnh “trở nặng” 

[Chuyên gia tư vấn] Thuốc chữa viêm họng an toàn “CỰC NHẠY” người bệnh nên sử dụng

Viêm amidan ở trẻ có thể gây NGƯNG THỞ, VIÊM KHỚP, VIÊM TIM nếu không xử lý kịp thời