Nên súc miệng nước muối trước hay sau khi đánh răng

Súc miệng bằng nước muối pha loãng là biện pháp chăm sóc răng miệng và hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng đã được các chuyên gia khuyến khích từ lâu. Tuy nhiên nên súc miệng bằng nước muối trước hay sau khi đánh răng và pha nước muối để súc miệng như thế nào cho đúng cách là điều không phải ai cũng biết. Đừng bỏ qua những thông tin hữu ích dưới đây nhé!

Tác dụng của việc súc miệng bằng nước muối

Muối có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên nên việc súc họng bằng nước muối pha loãng sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho bạn như:

  • Đánh bay mùi hôi miệng, đem lại cho bạn hơi thở thơm mát hơn
  • Làm răng trắng và chắc khỏe hơn
  • Ngăn ngừa và chữa trị chảy máu chân răng, viêm lợi
  • Sát khuẩn vòm miệng và cổ họng, từ đó giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng hiệu quả hơn
  • Giảm đau họng, tiêu đờm hiệu quả

Súc miệng nước muối trước hay sau khi đánh răng

Nên súc miệng nước muối trước hay sau khi đánh răng

Theo các chuyên gia y tế thì việc súc họng bằng nước muối nên được thực hiện vào buổi sáng khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Bạn có thể súc miệng bằng nước muối trước hay sau khi đánh răng đều được.

Đối với các trường hợp đang bị viêm họng, viêm lợi thì nên súc miệng bằng nước muối nhiều lần trong ngày, cứ cách 2 giờ lại súc miệng 1 lần sẽ giúp bệnh mau khỏi hơn.Tuy nhiên cần lưu ý pha loãng nước muối và súc miệng đúng cách để không gây phản tác dụng.

Súc miệng bằng nước muối  thế nào cho đúng cách?

Một số người có quan niệm rằng nước muối càng đậm đặc thì khả năng sát khuẩn càng tốt. Tuy nhiên đây lại là ý nghĩ vô cùng sai lầm bởi nếu nước muối quá mặn sẽ làm tổn thương niêm mạc miệng và họng. Do vậy cần pha loãng nước muối trong nước với tỷ lệ thích hợp để đạt được lợi ích mà nó mang lại.

– Cách pha nước muối để súc miệng: Bạn lấy 9 g muối pha trong 1 lít nước đun sôi để nguội để có được chai nước muối pha sẵn với nồng độ 0,9%. Dùng nước này súc họng nhiều lần, tuy nhiên mỗi lần sử dụng nên lắc đều chai để nồng độ muối trong chai được đều nhau.

Nên súc miệng nước muối trước hay sau khi đánh răng

– Cách súc miệng bằng nước muối pha loãng:

  • Đầu tiên hãy làm sạch khoang  miệng trước bằng cách ngậm một ngụm nước muối trong 30 giây rồi nhổ bỏ nước này đi
  • Tiếp theo là súc họng: Bạn ngồi tựa lưng vào 1 cái ghế và hơi ngửa cổ ra phía sau, ngậm một ngụm nước muối cho chạm vào thành họng và bắt đầu khò để đẩy nước muối lên xuống. Sau khoảng 1 phút hãy nhổ bỏ nước muối trong miệng đi và súc họng thêm 2-3 lần với nước muối mới.

♣ Lưu ý :

  • Cần tráng miệng lại bằng nước muối sạch để rửa hết lượng muối bám trong khoang miệng. Động tác này cũng giúp loại bỏ được những mảng bám đã bong tróc  ra ngoài.
  • Nước muối tuy có khả năng diệt khuẩn tốt nhưng không thể làm sạch hoàn toàn mảng bám trên răng và bạn cũng không thể dùng nó thay thế cho kem đánh răng. Bạn nên kết hợp cả hai cách để có thể chăm sóc răng miệng được tốt nhất.

→ Có thể bạn quan tâm:

Qua những thông tin chia sẻ trên chắc hẳn bạn sẽ không còn phải thắc mắc nên súc miệng bằng nước muối trước hay khi đánh răng rồi phải không? Hãy cố gắng duy trì thói quen này để bảo vệ sức khỏe của răng miệng và cổ họng của mình nhé.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới

TOP Thuốc trị ho hiệu quả tốt và cách sử dụng an toàn theo lời khuyên của chuyên gia

Mẹ trẻ 9X giúp con THOÁT KHỎI cơn ho dai dẳng chỉ nhờ 1 liệu trình thảo dược

Viêm amidan: Dấu hiệu nhận biết BIẾN CHỨNG KỀ CẬN và giải pháp ĐẨY LÙI bệnh hiệu quả nhất

Chuyên gia CHỈ RÕ triệu chứng viêm họng cần giải quyết sớm tránh biến chứng khôn lường

BÓC TRẦN hiệu quả các cách trị viêm amidan tại nhà hàng nghìn người “truyền tai nhau”

Viêm amidan hốc mủ không giải quyết sớm dẫn đến ÁP XE AMIDAN cực nguy hiểm

Viêm họng hạt không còn là nỗi lo khi ĐIỀU TRỊ SỚM và ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP

Sai lầm thường gặp trong chữa viêm họng tại nhà khiến bệnh “trở nặng” 

[Chuyên gia tư vấn] Thuốc chữa viêm họng an toàn “CỰC NHẠY” người bệnh nên sử dụng

Viêm amidan ở trẻ có thể gây NGƯNG THỞ, VIÊM KHỚP, VIÊM TIM nếu không xử lý kịp thời