Nhận biết bệnh viêm họng liên cầu khuẩn

Viêm họng liên cầu khuẩn là căn bệnh thường gặp ở trẻ em có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như thấp khớp, thấp tim, viêm cầu thận gây ảnh hường trầm trọng đến sức khỏe của người bệnh.  Nhận biết bệnh viêm họng liên cầu khuẩn với các biểu hiện đặc trưng sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm và có biện pháp điều trị kịp thời.

Bệnh viêm họng liên cầu khuẩn

Viêm họng là căn bệnh phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Trong các loại bệnh viêm họng, viêm họng liên cầu khuẩn được cho là nguy hiểm nhất vì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận, thấp tim, thấp khớp…

nhan-biet-benh-viem-hong-lien-cau-khuan-1

Viêm họng liên cầu khuẩn là do liên cầu khuẩn bêta tan huyết nhóm A (Streptococcus) gây ra. Sở dĩ bệnh viêm họng này được coi là nguy hiểm vì vỏ của liên cầu này có cấu trúc gần giống với cấu tạo của màng tim, màng thận, màng khớp nên nếu không được điều trị bệnh viêm họng liên cầu khuẩn kịp thời, cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể chống lại liên cầu này và tấn công cả tim, thận và các khớp.

Nhận biết bệnh viêm họng liên cầu khuẩn

Không giống như các bệnh viêm họng khác, viêm họng liên cầu khuẩn bêta tan huyết nhóm A thường có các biểu hiện sau đây:

– Có thể bị đau họng đột ngột không có cảm lạnh hay chảy nước mũi, đau khi nuốt.

– Amidan sưng đỏ, có mủ trắng bẩn ở amidan, ở trẻ em amidan xuất hiện màng xám hoặc trắng.

– Nổi hạch cổ sưng đau, người bệnh sốt trên 39 độ C kèm theo đau đầu, đau bụng, nhức mỏi cơ thể, buồn nôn hoặc nôn.

nhan-biet-benh-viem-hong-lien-cau-khuan-2

– Trẻ em cảm thấy đau họng, khó nuốt, rối loạn nhịp thở, đau ngực, đau đầu, nổi ban trên da hoặc bị đau khớp.

Khi thực hiện xét nghiệm máu sẽ thấy bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao.

Bệnh viêm họng liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A còn có thể kéo theo các nhiễm khuẩn khác như viêm amidan, viêm mũi xoang, viêm tai… nguy hiểm nhất vẫn là các biến chứng viêm cầu thận, viêm khớp, thấp tim…

Sau khi thực hiện các xét nghiệm cần thiết để xác định chính xác viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A, các bác sĩ thường sử dụng thuốc kháng sinh nhóm bêta-lactam dòng penicilin G để điều trị bệnh trong vòng 2 tuần. Cắt amidan hoặc nạo V.A có thể được các bác sĩ xem xét và khuyên thực hiện sau khi tình trạng viêm ổn định.

Khi thấy xuất hiện các triệu chứng viêm họng, người bệnh nên đến các cơ sở chuyên khoa tai mũi họng hoặc bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Để phòng bệnh viêm họng nói chung, bệnh nhân nên giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi họng và tăng cường sức đề kháng bằng cách bổ sung vitamin vào chế độ ăn uống hàng ngày.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới

TOP Thuốc trị ho hiệu quả tốt và cách sử dụng an toàn theo lời khuyên của chuyên gia

Mẹ trẻ 9X giúp con THOÁT KHỎI cơn ho dai dẳng chỉ nhờ 1 liệu trình thảo dược

Viêm amidan: Dấu hiệu nhận biết BIẾN CHỨNG KỀ CẬN và giải pháp ĐẨY LÙI bệnh hiệu quả nhất

Chuyên gia CHỈ RÕ triệu chứng viêm họng cần giải quyết sớm tránh biến chứng khôn lường

BÓC TRẦN hiệu quả các cách trị viêm amidan tại nhà hàng nghìn người “truyền tai nhau”

Viêm amidan hốc mủ không giải quyết sớm dẫn đến ÁP XE AMIDAN cực nguy hiểm

Viêm họng hạt không còn là nỗi lo khi ĐIỀU TRỊ SỚM và ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP

Sai lầm thường gặp trong chữa viêm họng tại nhà khiến bệnh “trở nặng” 

[Chuyên gia tư vấn] Thuốc chữa viêm họng an toàn “CỰC NHẠY” người bệnh nên sử dụng

Viêm amidan ở trẻ có thể gây NGƯNG THỞ, VIÊM KHỚP, VIÊM TIM nếu không xử lý kịp thời