Phương pháp điều trị bệnh hen suyễn

Trong những năm gần đây tỷ lệ bệnh nhân mắc hen suyễn đang có chiều hướng gia tăng mạnh, đặc biệt là ở trẻ em. Nếu không được điều trị đúng cách căn bệnh này có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa trực tiếp tới tính mạng bệnh nhân. Xin thông tin đến bạn đọc các phương pháp điều trị bệnh  hen suyễn đang được áp dụng hiện nay.

Khó thở, thở nhanh, thở khò khè, ho từng cơn hoặc kéo dài là những dấu hiệu cảnh báo bệnh hen suyễn. Các cơn hen suyễn thường xảy ra đột ngột vào ban đêm và sáng sớm hoặc ngay khi bệnh nhân tiếp xúc với yếu tố dị nguyên gây kích thích đường thở. Nếu được phát hiện và điều trị dự phòng từ sớm thì bệnh nhân sẽ giảm thiểu được đáng kể số lần tái phát cơn hen, ngược lại những cơn hen suyễn nặng nếu  không được xử lý kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như xẹp phổi, suy hô hấp hoặc nặng hơn là khiến bệnh nhân tử vong.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Phương pháp điều trị bệnh hen suyễn

– Loại bỏ tác nhân gây bệnh:

Khi điều trị bệnh hen suyễn, trước tiên người bệnh cần phải xác định và loại bỏ được thủ phạm dẫn đến căn bệnh này. Đặc biệt chú ý tránh xa các yếu tố dị nguyên như phấn hoa, khói bụi, nấm mốc, khói thuốc lá… bởi chúng là một trong những nguyên nhân khiến cho bệnh hen suyễn khởi phát.

-Điều trị bằng thuốc:

  • Trường hợp lên cơn hen nhẹ: Bệnh nhân được sử dụng thuốc co giãn phế quản salbutamol hay phun khí dung để cắt cơn hen.
  • Trường hợp hen phế quản cơn trung bình: Kết hợp khí dung beta 2 ( loại tác dụng ngắn)với khí dung dạng corticosteroid ( Pulmicort, Inflammide, Becotide, Flixotide)
  • Trường hợp lên cơn hen nặng: Bệnh nhân được phun khí dung beta 2 ( loại tác dụng ngắn )khoảng 4 lần trong ngày. Nếu cần thiết bác sĩ có thể chỉ định tăng liều bằng cách phối hợp loại thuốc trên với khí dung dạng corticosteroid, prednison, hay ipratropium bromid.

Sabutamon là thuốc thường được chỉ định trong điều trị bệnh hen suyễn

  • Đối với trường hợp tái phát cơn hen vào ban đêm: Có thể sử dụng đơn độc loại khí dung beta 2 tác dụng ngắn hoặc kết hợp 2 loại khí dung beta 2 tác dụng ngắn và dài ( Serevent) , khi cần phối hợp thêm với loại thuốc fluticason propionat hay corticosteroid.
  • Ngoài ra bệnh nhân còn được chỉ định dùng kháng sinh để điều trị bệnh hen suyễn nếu có bội nhiễm xảy ra ở phế quản và phổi, loại thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến nhất là Ofloxacin. Khi cần bệnh nhân có thể phải dùng đến máy thở oxy với liều lượng khoảng 2l/ phút.

Việc sử dụng thuốc trong điều trị bệnh hen suyễn cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ , dùng đúng thuốc, đúng liều lượng và thời gian cho phép để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.

– Điều trị dự phòng:

Đây là việc làm rất cần thiết để ngăn ngừa tái phát bệnh hoặc ngăn chặn không cho bệnh tiến triển nặng thêm.  Bệnh nhân thường được chỉ định dùng các thuốc dự phòng nhóm corticoide như  Seretide trong một khoảng thời gian nhất định

Song song với quá trình điều trị bệnh nhân cần lưu ý ăn ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng hay sợ hãi đồng thời tái khám ngay khi có biểu hiện bệnh để được xử lý kịp thời, ngăn chặn không cho cơn hen tăng nặng gây nguy hại cho sức khỏe và tính mạng.

 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới

TOP Thuốc trị ho hiệu quả tốt và cách sử dụng an toàn theo lời khuyên của chuyên gia

Mẹ trẻ 9X giúp con THOÁT KHỎI cơn ho dai dẳng chỉ nhờ 1 liệu trình thảo dược

Viêm amidan: Dấu hiệu nhận biết BIẾN CHỨNG KỀ CẬN và giải pháp ĐẨY LÙI bệnh hiệu quả nhất

Chuyên gia CHỈ RÕ triệu chứng viêm họng cần giải quyết sớm tránh biến chứng khôn lường

BÓC TRẦN hiệu quả các cách trị viêm amidan tại nhà hàng nghìn người “truyền tai nhau”

Viêm amidan hốc mủ không giải quyết sớm dẫn đến ÁP XE AMIDAN cực nguy hiểm

Viêm họng hạt không còn là nỗi lo khi ĐIỀU TRỊ SỚM và ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP

Sai lầm thường gặp trong chữa viêm họng tại nhà khiến bệnh “trở nặng” 

[Chuyên gia tư vấn] Thuốc chữa viêm họng an toàn “CỰC NHẠY” người bệnh nên sử dụng

Viêm amidan ở trẻ có thể gây NGƯNG THỞ, VIÊM KHỚP, VIÊM TIM nếu không xử lý kịp thời