Xin đơn thuốc điều trị ho khan triệt để

Cho tôi xin đơn thuốc điều trị ho khan triệt để được không ạ? Tôi bị ho đến gần cả tuần nay rồi, ho nhiều đến nỗi khàn cả giọng. Dù là ho không có đờm nhưng thực sự tôi rất mệt mỏi. Biết dùng thuốc có hại nên tôi thử áp dụng một số cách trị ho khan bằng dân gian nhưng vẫn không ăn thua. Sau đó tôi có mua siro ho Bảo Thanh về uống nhưng có đỡ đôi chút chứ không khỏi. Liệu tôi có thể dùng thuốc trị ho khan nào để hết ho hẳn đây bác sĩ? Xin cảm ơn!

(Nguyễn Văn Tường – Hải Phòng)

**Trả lời:

Ho có nhiều dạng, trong đó ho khan cũng là dạng ho hay gặp. Người bị ho khan thường thường có cảm giác ngứa họng kích thích ho nhiều, khản tiếng. Nguyên nhân có thể là do hít phải mẩu vụn thức ăn, hít khói thuốc lá, họng, phế quản bị kích thích do cảm lạnh thông thường,… Ngoài ra, ho khan cũng là triệu chứng điển hình của bệnh hen phế quản xuất hiện với tần suất thường xuyên, kéo dài. Cũng nên xem xét trường hợp dùng thuốc ức chế men chuyển điều trị tăng huyết áp bởi loại thuốc này cũng có thể gây ho khan và khi ngừng thuốc sẽ hết ho.

Để điều trị ho nói chung và ho khan nói riêng thì cần thiết phải xác định nguyên nhân gây ho khan và từ đó khắc phục. Nếu không rõ căn nguyên thì có thể dùng thuốc một số loại thuốc trị ho khan sau đây.

→ Bạn có đang thắc mắc: Cách chữa ho có đờm ở người lớn?

Thuốc điều trị ho khan thường dùng

1. Thuốc Dextromethophan:

Dextromethophan là thuốc giảm ho có tác dụng lên trung tâm ho ở hành não, được dùng giảm ho do kích thích nhẹ ở phế quản và họng như: Ho ho cảm lạnh thông thường hoặc hít phải các chất kích thích, đặc biệt có hiệu quả trong điều trị ho khan mãn tính.

Thuốc có độc tính thấp nhưng nếu dùng với liều cao có thể gây ức chế hệ thần kinh trung ương do đó cần thận trọng.

2. Thuốc Codein (thuốc trị ho dẫn xuất á phiện):

Codein có tác dụng làm giảm ho trong các trường hợp ho khan nhẹ chứ không đủ hiệu lực để giảm ho trong các trường hợp ho nặng. Ngoài ra, codein còn có tác dụng giảm đau trong trường hợp đau nhẹ và vừa.

Dùng thuốc này người bệnh có thể gặp các dụng phụ như táo bón, an thần và lệ thuộc thuốc.

3. Các thuốc phối hợp (atussin, decolsin, rhumenol…):

Ngoài các hoạt chất làm giảm ho như dextromethophan thì các thuốc này còn có thêm thành phần kháng histamin, chất làm giảm ngạt mũi. Do đó, chỉ dùng các thuốc này khi ho có kèm theo hiện tượng ngạt mũi.

4. Thuốc ngậm giảm ho:

Làm dịu cảm giác khó chịu ở cổ họng, thuyên giảm cơn ho. Song loại thuốc này cần kiểm tra thành phần đường có trong thuốc khi dùng đặc biệt ở bệnh nhân tiểu đường.

  

Ngoài ra có thể hỗ trợ điều trị ho khan bằng các thuốc ho có nguồn gốc thảo dược như các loại siro trị ho.

Trên đây là một số loại thuốc thường được chỉ định để điều trị ho khan. Tuy nhiên, dùng thuốc nào với liều lượng cụ thể ra sao thì cần có y lệnh của bác sĩ. Do đó tuyệt đối không tùy tiện dùng các loại thuốc trên mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ tránh gặp phải nguy hiểm. Lưu ý: Nếu ho khan kèm các biểu hiện khác như: Nặng ngực, tức ngực, khó thở, thở khò khè, sốt cao,… cần gặp bác sĩ ngay.

(Bs chuyên khoa Tai mũi họng Vũ Thùy Hương)

→ Bạn có thể xem thêm: Cách chữa dứt điểm ho khan lâu ngày

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới

TOP Thuốc trị ho hiệu quả tốt và cách sử dụng an toàn theo lời khuyên của chuyên gia

Mẹ trẻ 9X giúp con THOÁT KHỎI cơn ho dai dẳng chỉ nhờ 1 liệu trình thảo dược

Viêm amidan: Dấu hiệu nhận biết BIẾN CHỨNG KỀ CẬN và giải pháp ĐẨY LÙI bệnh hiệu quả nhất

Chuyên gia CHỈ RÕ triệu chứng viêm họng cần giải quyết sớm tránh biến chứng khôn lường

BÓC TRẦN hiệu quả các cách trị viêm amidan tại nhà hàng nghìn người “truyền tai nhau”

Viêm amidan hốc mủ không giải quyết sớm dẫn đến ÁP XE AMIDAN cực nguy hiểm

Viêm họng hạt không còn là nỗi lo khi ĐIỀU TRỊ SỚM và ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP

Sai lầm thường gặp trong chữa viêm họng tại nhà khiến bệnh “trở nặng” 

[Chuyên gia tư vấn] Thuốc chữa viêm họng an toàn “CỰC NHẠY” người bệnh nên sử dụng

Viêm amidan ở trẻ có thể gây NGƯNG THỞ, VIÊM KHỚP, VIÊM TIM nếu không xử lý kịp thời