Một số biện pháp phòng ngừa viêm thanh quản

Thời tiết chuyển dần sang mùa đông khiến nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp càng tăng cao. Trong đó, viêm thanh quản là căn bệnh phổ biến nhất, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Vậy, làm cách nào để không bị viêm thanh quản? Tìm hiểu một số biện pháp phòng ngừa viêm thanh quản là cách tốt nhất giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Nguyên nhân gây viêm thanh quản

Thanh quản là cấu trúc bao gồm sụn, cơ và niêm mạc tạo thành đầu trên cùng của khí quản. Nằm trong thanh quản là các dây thanh âm, 2 nếp gấp của niêm mạc che phủ cơ và sụn. Khi dây thanh âm đóng và mở nhịp nhàng sẽ tạo nên các âm thanh nhờ sự chuyển động và rung. Nhưng nếu các dây thanh âm hoạt động quá mức, bị các tác nhân kích thích hoặc gây nhiễm trùng có thể bị viêm và dẫn đến viêm thanh quản.

mot-bien-phap-phong-ngua-viem-thanh-quan-1

Nguyên nhân gây viêm thanh quản chủ yếu là do virus và vi khuẩn gây ra. Cùng với một sốnguyên nhân khác khiến bệnh trở nên trầm trọng và phát triển thành mạn tính như:

  • Sử dụng rượu, bia, hút thuốc lá, nhít khói bụi, hóa chất thường xuyên,  khiến dây thanh quản bị kích ứng.
  • Mắc bệnh viêm họng, viêm xoang nhưng không điều trị dứt điểm gây ảnh hưởng đến dây thanh quản.
  • Sử dụng giọng nói quá mức và nói liên tục, thường xuyên, thường gặp ở những người làm giáo viên, diễn giả…
  • Tuổi cao khiến dây thanh âm bị chùng giãn.
  • Loét dây thanh âm, bệnh trào ngược dạ dày.
  • Xuất hiện khối polyp, các hạt hoặc khối u ở dây thanh âm.
  • Liệt dây thanh âm do chấn thương, đột quỵ hoặc do khối u phổi. 

BẠN CÓ THỂ TÌM HIỂU THÊM:

Một số biện pháp phòng ngừa viêm thanh quản

Viêm dây thanh quản có thể dẫn đến khàn giọng, mất tiếng, gây khó khăn không nhỏ cho công việc và cuộc sống của bạn. Vì vậy, tham khảo một số biện pháp phòng ngừa viêm thanh quản ngay sau đây là cách bảo vệ và chăm sóc sức khỏe tốt nhất:

mot-bien-phap-phong-ngua-viem-thanh-quan-2

  • Không hút thuốc lá và tránh hít phải khói thuốc từ người khác để tránh làm khô họng và kích ứng dây thanh âm.
  • Không uống rượu, bia, cà phê hay các chất có cồn; hãy uống nhiều nước để giúp niêm mạc thanh quản trơn và sạch, làm loãng đờm trong cổ họng và dễ tống ra ngoài.
  • Tránh động tác khạc họng vì nó sẽ khiến dây thanh âm rung bất thường và bị phù nề, đồng thời cũng khiến niêm mạc họng tiết nhiều chất nhầy và gây kích ứng nhiều hơn.
  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hay khi tiếp xúc với khói bụi, hóa chất; giữ ấm cổ họng vào mùa lạnh bằng cách dùng khăn choàng cổ, áo ấm kín cổ…
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất từ rau xanh và trái cây, các axit béo omega từ cá hồi, cá thu… để  sức đề kháng cho cơ thể, ngăn chặn các phản ứng viêm nhiễm ở đường hô hấp.
  • Sử dụng các gia vị hay nguyên liệu có tính ấm như gừng, tỏi, hành… để bổ sung kháng sinh phòng bệnh tai mũi họng, trong đó có viêm thanh quản.

Khi phát hiện mình mắc bệnh viêm thanh quản, bạn cần nhanh chóng đi khám và điều trị kịp thời, dứt điểm để tránh bệnh trở nên trầm trọng và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới

TOP Thuốc trị ho hiệu quả tốt và cách sử dụng an toàn theo lời khuyên của chuyên gia

Mẹ trẻ 9X giúp con THOÁT KHỎI cơn ho dai dẳng chỉ nhờ 1 liệu trình thảo dược

Viêm amidan: Dấu hiệu nhận biết BIẾN CHỨNG KỀ CẬN và giải pháp ĐẨY LÙI bệnh hiệu quả nhất

Chuyên gia CHỈ RÕ triệu chứng viêm họng cần giải quyết sớm tránh biến chứng khôn lường

BÓC TRẦN hiệu quả các cách trị viêm amidan tại nhà hàng nghìn người “truyền tai nhau”

Viêm amidan hốc mủ không giải quyết sớm dẫn đến ÁP XE AMIDAN cực nguy hiểm

Viêm họng hạt không còn là nỗi lo khi ĐIỀU TRỊ SỚM và ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP

Sai lầm thường gặp trong chữa viêm họng tại nhà khiến bệnh “trở nặng” 

[Chuyên gia tư vấn] Thuốc chữa viêm họng an toàn “CỰC NHẠY” người bệnh nên sử dụng

Viêm amidan ở trẻ có thể gây NGƯNG THỞ, VIÊM KHỚP, VIÊM TIM nếu không xử lý kịp thời