Nhận biết trẻ sơ sinh bị ho gió và cách xử lý

Ho có nhiều dạng như: Ho có đờm, ho khan, ho gió,… và mỗi loại lại có cách giải quyết riêng. Nếu là ho gió thì sao, cách nhận biết trẻ sơ sinh bị ho gió và cách xử lý sao cho đúng cách khi bé nhà bạn gặp phải dạng ho này.

Ho gió là dạng ho thường xảy ra do dị ứng với thay đổi thời tiết, thường gặp khi chuyển mùa thu sang đông hoặc những đợt gió mùa lạnh đột ngột, cũng là triệu chứng của cảm cúm. Ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh, do sức đề kháng của trẻ yếu và chưa có khả năng thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi của thời tiết nên dễ gặp phải dạng ho này.

Cách nhận biết trẻ sơ sinh bị ho gió

Như đã nói ở trên, nếu bé bị ho vào thời điểm thời tiết thay đổi thất thường hoặc có biểu hiện cảm cúm (sốt, sổ mũi,…) kèm theo thì nên nghĩ đó là ho gió. Ngoài ra sẽ thấy:

  

  • Trẻ ho khan, khàn tiếng.
  • Trẻ bị đau cơ bụng.
  • Mệt mỏi, quấy khóc, bỏ ăn và không buồn chơi,…

Mặc dù ho gió có thể tự khỏi, song nếu trẻ sơ sinh bị ho gió kéo dài nhiều ngày sẽ khiến thể trạng bé suy nhược, sút cân. Do đó, mẹ sẽ phải kiêm luôn nhiệm vụ bác sĩ xử trí kịp thời và đúng cách nếu “chẳng may” bé gặp phải loại ho này.

Cách xử lý khi trẻ bị ho gió

Bị ho gió thường không nguy hiểm, mẹ chỉ cần:

  • Cho bé uống nhiều nước.
  • Hút mũi nếu sổ mũi.
  • Dùng thuốc giảm đau hạ sốt nếu cần,…

Tuy nhiên, nếu sợ gây hại cho sức khỏe của bé thì không cần dùng thuốc mà có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian chữa ho gió cho trẻ sau đây:

Một số mẹo trị ho gió cho bé:

+ Dùng tỏi hấp mật ong: Lấy vài tép tỏi bóc vỏ và rửa sạch, giã nhỏ rồi cho vào bát thêm một ít mật ong hấp cách thủy hoặc hấp cơm trong khoảng 15 phút. Cho trẻ uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 2 thìa cà phê. Dùng liền trong 3 ngày sẽ khỏi.

 

+ Dùng lá hẹ hấp đường phèn: Tương tự, lấy một ít lá hẹ rửa sạch cắt khúc rồi cho vào bát cùng đường phèn lượng vừa đủ. Hấp cách thủy khoảng 10 phút thì chắt lấy nước cho bé uống 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 2 thìa cà phê.

+ Dùng quả la hán: La hán quả sắc lấy nước cho bé uống 3 lần mỗi ngày giúp giảm ho, làm dịu cổ họng và tăng sức đề kháng. Cách này cũng được áp dụng để trị viêm họng cho trẻ.

+ Dùng quất tươi:  Quả quất chín 10g, hoa hồng bạch 10g, hạt chanh 10g tất cả rửa sạch rồi cho vào bát cùng với một ít mật ong hay đường phèn. Đem hấp cơm 20 phút, lấy ra nghiền nát và chắt lấy nước để cho trẻ uống.

+ Dùng me, gừng và chanh: Lấy 1 nắm lá me rửa sạch, thái nhỏ; 1 củ gừng rửa sạch thái nhỏ. Cho tất cả vào nồi với 2 cốc nước đun nhỏ lửa, liu riu khoảng nửa giờ. Khi lượng nước còn 1 nửa, bạn dùng vải sạch học lấy nước trộn với nước cốt chanh. Mỗi ngày dùng 4 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê giúp chứng ho thuyên giảm nhanh.

**Lưu ý: Mẹ nên cho bé uống theo cách thấm dần ở đầu lưỡi, từ ít đến nhiều và bế trẻ theo tư thế để đầu cùng cổ trẻ hơi cao so với bụng để tránh cho bé không bị trớ, nôn hoặc sặc và mang lại hiệu quả cao nhất. Nếu không thể xác định chính xác đó có phải là ho gió hay không và sau vài lần thực hiện, tình trạng không thuyên giảm thì nên nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn.

BẠN NÊN XEM THÊM:

Bác sĩ Lê Phương được nhiều người bệnh khen ngợi là thầy thuốc giỏi chuyên môn, tâm lý và chữa ho rất “mát tay”. Thực hư ra sao? TÌM HIỂU NGAY!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới

TOP Thuốc trị ho hiệu quả tốt và cách sử dụng an toàn theo lời khuyên của chuyên gia

Mẹ trẻ 9X giúp con THOÁT KHỎI cơn ho dai dẳng chỉ nhờ 1 liệu trình thảo dược

Viêm amidan: Dấu hiệu nhận biết BIẾN CHỨNG KỀ CẬN và giải pháp ĐẨY LÙI bệnh hiệu quả nhất

Chuyên gia CHỈ RÕ triệu chứng viêm họng cần giải quyết sớm tránh biến chứng khôn lường

BÓC TRẦN hiệu quả các cách trị viêm amidan tại nhà hàng nghìn người “truyền tai nhau”

Viêm amidan hốc mủ không giải quyết sớm dẫn đến ÁP XE AMIDAN cực nguy hiểm

Viêm họng hạt không còn là nỗi lo khi ĐIỀU TRỊ SỚM và ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP

Sai lầm thường gặp trong chữa viêm họng tại nhà khiến bệnh “trở nặng” 

[Chuyên gia tư vấn] Thuốc chữa viêm họng an toàn “CỰC NHẠY” người bệnh nên sử dụng

Viêm amidan ở trẻ có thể gây NGƯNG THỞ, VIÊM KHỚP, VIÊM TIM nếu không xử lý kịp thời