Biển hiện của viêm xương chũm cấp tính và mãn tính

Viêm xương chũm là căn bệnh chỉ tình trạng nhiễm trùng của khối xương nằm lòi ra ngay sau vành tai (còn gọi là xương chũm). Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và gây ra các triệu chứng như sốt cao, đau tai, chảy mủ trong tai, đau đầu, suy giảm thính lực hoặc nguy hiểm hơn nó có thể khiến cho bệnh nhân bị mất hẳn thính lực. Hiểu biết và nắm rõ các biểu hiện của viêm xương chũm cấp tính và mãn tính dưới đây, bạn sẽ dễ dàng phát hiện ra căn bệnh này khi mới mắc phải.

Nguyên nhân gây bệnh viêm xương chũm

Viêm xương chũm có thể gây ra bởi các nguyên nhân sau:

  • Do xương chũm bị nhiễm các loại vi khuẩn như Haemphilus influenza, Staphylococcus hay Streptococcus…
  • Do không điều trị triệt để bệnh viêm tai giữa khiến cho tình trạng nhiễm trùng và tổn thương lan rộng đến xương chũm
  • Ngoài ra, các yếu tố như suy giảm hệ miễn dịch, sức đề kháng kém cũng làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này.

Vị trí của xương chũm

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Các biểu hiện của viêm xương chũm cấp và mãn tính

1.Triệu chứng bệnh viêm xương chũm giai đoạn cấp tính

Giai đoạn này còn gọi là giai đoạn khởi phát bệnh. Bệnh nhân có thể gặp phải các biểu hiện bất thường như:

  • Đột ngột sốt cao (trên 39 độ)
  • Có cảm giác đau ở sâu trong lỗ tai và ở phần xương chũm lòi ra phía sau vành tai. Cơn đau sẽ tăng mạnh khi dùng tay ấn vào phần xương chũm
  • Chảy mủ có thể ít hoặc nhiều
  • Khả năng nghe không còn rõ, hay bị ù trong tai và chóng mặt
  • Bị sưng hoặc đỏ tấy ở các vùng sau tai hoặc vành tai

Các biểu hiện của viêm xương chũm cấp tính có xu hướng tăng nặng theo thời gian. Bệnh kéo dài không được điều trị đúng đắn và kịp thời sẽ tiến triển thành mãn tính.

2. Triệu chứng bệnh viêm xương chũm giai đoạn mãn tính

Bên cạnh các triệu chứng gặp phải tương tự như ở giai đoạn cấp tính nhưng mới mức độ nặng hơn thì ở giai đoạn mãn tính bệnh sẽ có thêm các biểu hiện sau:

  • Đau nhức đầu âm ỉ ở phía bên xương chũm bị bệnh
  • Có mủ mùi hôi thối, khó chịu chảy ra từ trong tai
  • Suy giảm thính lực trầm trọng hoặc mất thính lực hoàn toàn
  • Thăm khám lâm sàng sẽ thấy ở vị trí xương chũm bị viêm xuất hiện 1 lỗ thủng rộng nằm sát cạnh.

Viêm xương chũm khi nào cần đi khám?

Bệnh viêm xương chũm kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, áp xe nào, viêm tắc tĩnh mạch trong sọ… Do vậy bệnh nhân nên tới bệnh viện khám khi thấy các biểu hiện của viêm xương chũm cấp tính kéo dài mà không giảm. Cần chú ý kiên trì dùng thuốc đủ liều lượng theo chỉ định của bác sĩ để chữa trị bệnh triệt để ngay từ giai đoạn cấp tính.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới

TOP Thuốc trị ho hiệu quả tốt và cách sử dụng an toàn theo lời khuyên của chuyên gia

Mẹ trẻ 9X giúp con THOÁT KHỎI cơn ho dai dẳng chỉ nhờ 1 liệu trình thảo dược

Viêm amidan: Dấu hiệu nhận biết BIẾN CHỨNG KỀ CẬN và giải pháp ĐẨY LÙI bệnh hiệu quả nhất

Chuyên gia CHỈ RÕ triệu chứng viêm họng cần giải quyết sớm tránh biến chứng khôn lường

BÓC TRẦN hiệu quả các cách trị viêm amidan tại nhà hàng nghìn người “truyền tai nhau”

Viêm amidan hốc mủ không giải quyết sớm dẫn đến ÁP XE AMIDAN cực nguy hiểm

Viêm họng hạt không còn là nỗi lo khi ĐIỀU TRỊ SỚM và ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP

Sai lầm thường gặp trong chữa viêm họng tại nhà khiến bệnh “trở nặng” 

[Chuyên gia tư vấn] Thuốc chữa viêm họng an toàn “CỰC NHẠY” người bệnh nên sử dụng

Viêm amidan ở trẻ có thể gây NGƯNG THỞ, VIÊM KHỚP, VIÊM TIM nếu không xử lý kịp thời