Cách nhận biết trẻ bị viêm phế quản

Không giống với người lớn trẻ nhỏ  có hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện nên rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp trong đó có bệnh viêm phế quản. Đối với bệnh viêm phế quản nếu không được nhận biết sớm và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản bít tắc, bệnh hen phế quản, suy hô hấp gây nguy hiểm đến tính mạng… Do đó, việc nhận biết các triệu chứng của trẻ bị viêm phế quản là điều quan trọng nhất hiện nay mà các bậc cha mẹ không nên chủ quan bỏ qua. 

Viêm phế quản là căn bệnh về đường hô hấp, tình trạng viêm nhiễm ở lớp niêm mạc ống phế quản do nhiễm trùng (phế quản là ống để không khí di chuyển). Những người bị viêm phế quản thường ho ra chất đờm dày, có thể bị đổi màu tuỳ theo mức độ của bệnh của mỗi người. Ở trẻ em bệnh viêm phế quản nhiều người thường hay nhầm lẫn với  các bệnh lý như ho cảm cúm, viêm họng….. nên khiến cho việc điều trị không đúng bệnh dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nặng.

Làm thế nào để nhận biết trẻ bị viêm phế quản ?

Theo bác sỹ Mạnh Hùng chuyên khoa điều trị các bệnh về Tai- Mũi_ Họng cho biết: Khi trẻ không được chăm sóc toàn diện sẽ tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn khởi phát lúc này cơ thể trẻ có sức đề kháng yếu hoặc thuyên giảm, trong môi trường ô nhiễm, thời tiết trở nên lạnh đột ngột thì những vi khuẩn này hoạt động càng mạnh mẽ, nhất là ở mũi và họng gây ra bệnh viêm phế quản. Khi trẻ mắc bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là bệnh viêm phế quản bé sẽ có những biểu hiện rõ rệt từ sức khoẻ cho đến các hoạt động thường ngày, chỉ cần các bậc cha mẹ chăm trẻ chú ý quan sát sẽ nhận biết bệnh ngay từ lúc ban đầu:

Ở trẻ nhỏ có 3 dạng viêm phế quản thường gặp và tương ứng với các triệu chứng như sau:

1. Viêm tiểu phế quản:

+ Xuất hiện cơn ho.

+ Đau rát cổ họng.

+ Trẻ sổ mũi (dịch lỏng, màu trắng).

+ Khó thở hoặc thở khò khè.

Viêm tiểu phế quản được xem là bệnh vừa mới phát triển, mức độ nhẹ. Thông thường khi trẻ mắc bệnh ở giai đoạn này bé có thể tự khỏi nếu có hệ miễn dịch tốt, còn đối với những bé có sức khoẻ kém cộng với việc chăm sóc thiếu quan tâm sẽ có nguy cơ tiến triển nặng, bé bị thiếu oxy, khó thở cần phải đưa đến trung tâm y tế.

2. Viêm phế quản cấp:

+ Mức độ bệnh tăng có thể ngừng thở, thở khò khè nặng.

+ Da tím tái, sưng phù.

+ Xuất hiện đờm đục hoặc có màu vàng hay xanh làm cho đường thở của trẻ bị chít hẹp, thậm chí tắc nghẽn.

+ Bị nôn khi ăn.

+ Sốt cao (từ 38 – 40 độ).

Đối với bệnh viêm phế quản cấp tính thì 90% bắt nguồn từ nguyên nhân nhiễm virus, 10% do nhiễm khuẩn đường hô hấp. Viêm phế quản cấp thường gặp ở trẻ  dưới 2 tuổi, bệnh xuất hiện các triệu chứng nhiều nhất là lúc nửa đêm hoặc gần sáng khiến cho trẻ bị mất ngủ, tinh thần sa sút, không muốn chơi đùa.

3. Viêm phế quản phổi ( viêm phế quản mạn tính):

+ Toàn thân trẻ mệt mỏi.

+ Môi bị khô, mồ hôi ra nhiều.

+ Lưỡi bẩn.

+ Bé bỏ ăn, bỏ bú và quấy khóc.

+ Thần kinh bị co giật, li bì, hôn mê.

Bệnh tiến triển do bị viêm phế quản cấp tái phát lặp đi lặp lại nhiều lần, theo thời gian sẽ làm suy yếu và gây kích thích ở phế quản dẫn đến hiện tượng viêm phế quản phổi. Hoặc có thể là do  bệnh nhân thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, khói thuốc lá…  khiến chúng tiết ra đờm nhầy gây viêm nhiễm.

*** Lời khuyên từ bác sĩ Hùng:

Khi trẻ có những biểu hiện bất thường 1 trong 3 dạng trên, các bậc cha  mẹ không được tự ý để trẻ ở nhà chăm sóc mà cách tốt nhất bạn nên đưa đến cơ sở y tế để chụp x-quang, xét nghiệm máu, virus, vi khuẩn. Từ đó, bác sĩ xác định đúng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị mang lại kết  quả tốt hơn. Tuyệt đối, không được tự ý dùng kháng sinh cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm làm cho sức khỏe của bé  suy yếu, ảnh hưởng đến khả năng đề kháng, virus có thể tấn công mạnh đến cuống phổi….

Bên cạnh việc điều trị bệnh theo theo chỉ định của bác sĩ, các bậc phụ huynh cũng cần phải có kiến thức chăm trẻ mắc bệnh viêm phế quản bằng cách bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ mỗi ngày. Cần cho trẻ uống nhiều nước để tránh thiếu nước. Làm thông thoáng mũi cho trẻ giúp dễ thở hơn và bú tốt hơn. Có thể nhỏ mũi 2 – 3 giọt nước muối sinh lý sau đó làm sạch mũi cho bé. Dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc. Tránh khói thuốc lá vì có thể làm bệnh nặng hơn và dễ bị hen sau này. Tuyệt đối không để cháu bị nhiễm lạnh nhất là khi thời tiết đột ngột chuyển từ nóng sang lạnh và thường xuyên giữ ấm cho cơ thể bé. Cuối cùng, cần đưa bệnh nhân đi tái khám đúng hẹn của bác sĩ.

Hi vọng qua bài viết cách nhận biết trẻ bị viêm phế quản sẽ giúp cha mẹ có thêm những kiến thức cần thiết trong việc chăm sóc trẻ đúng cách.

Có thể bạn đang quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới

TOP Thuốc trị ho hiệu quả tốt và cách sử dụng an toàn theo lời khuyên của chuyên gia

Mẹ trẻ 9X giúp con THOÁT KHỎI cơn ho dai dẳng chỉ nhờ 1 liệu trình thảo dược

Viêm amidan: Dấu hiệu nhận biết BIẾN CHỨNG KỀ CẬN và giải pháp ĐẨY LÙI bệnh hiệu quả nhất

Chuyên gia CHỈ RÕ triệu chứng viêm họng cần giải quyết sớm tránh biến chứng khôn lường

BÓC TRẦN hiệu quả các cách trị viêm amidan tại nhà hàng nghìn người “truyền tai nhau”

Viêm amidan hốc mủ không giải quyết sớm dẫn đến ÁP XE AMIDAN cực nguy hiểm

Viêm họng hạt không còn là nỗi lo khi ĐIỀU TRỊ SỚM và ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP

Sai lầm thường gặp trong chữa viêm họng tại nhà khiến bệnh “trở nặng” 

[Chuyên gia tư vấn] Thuốc chữa viêm họng an toàn “CỰC NHẠY” người bệnh nên sử dụng

Viêm amidan ở trẻ có thể gây NGƯNG THỞ, VIÊM KHỚP, VIÊM TIM nếu không xử lý kịp thời