Lưỡi gà dài và khó nuốt phải làm sao?

Lưỡi gà dài gây ra các biểu hiện bất thường trong đó có hiện tượng khó nuốt gây khó khăn khi ăn uống. Dưới đây là các cách nhận biết và biện pháp xử lý khi bị lưỡi gà dài và khó nuốt hiệu quả bạn có thể tham khảo áp dụng.

Triệu chứng khó nuốt ở cổ họng

Lưỡi gà dài và khó nuốt phải làm sao ?

Khó nuốt ở cổ họng không chỉ đơn thuần là cảm giác bị mắc ở cổ khi nuốt. Nhiều bệnh nhân có triệu chứng nuốt chậm khi ăn hoặc có khi kèm theo hiện tượng bị đau. Tùy thuộc vào nhiều nguyên nhân khác nhau mà bệnh sẽ có nhiều triệu chứng khác nhau. Cụ thể như sau:

– Khi nuốt thức ăn, người bệnh có cảm giác vướng và dồn ở cổ mãi mới xuống. Thức ăn nuốt vào rất chậm.

– Dễ bị ho và hóc nghẹn khi nuốt đồ ăn.

– Thời gian ăn lâu do bạn không thể nuốt nhanh một lúc mà phải nuốt từng ít một và nuốt nhiều lần mới xong.

– Cảm giác đau và như có gì đó mắc kẹt trong cổ họng nên rất khó nuốt.

– Bị chảy nước miếng khi ăn.

– Lưỡi gà dài và khó nuốt thường xuyên bị sưng đau hoặc viêm.

→ Có thể bạn quan tâm: Vòm họng có màu đỏ, đau và khó nuốt là bệnh gì?

Cách xử lý khi lưỡi gà dài và khó nuốt?

Tình trạng lưỡi gà dài và gây khó nuốt khiến không ít bệnh nhân cảm thấy vô cùng khó chịu. Nếu tình trạng này kéo dài bệnh sẽ rất dễ có nguy cơ biến chứng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà cả tính mạng của người bệnh.

Trước tiên, các bạn cần đi khám tại chuyên khoa tai mũi họng để các bác sĩ kiểm tra và chuẩn đoán bệnh. Từ việc xác định cụ thể nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp chữa trị phù hợp.

Nếu là khó nuốt do viêm lưỡi gà dài, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc sử dụng các loại như thuốc kháng viêm, giảm đau như Kamistad-gel, vitamin PP, Vitamin C, corticoide,…

Bên cạnh đó, trong thời gian điều trị bệnh, các bạn cần tuân thủ thực hiện tốt các điều sau nhằm phòng tránh và đẩy lùi nhanh triệu chứng bệnh.

Lưỡi gà dài và khó nuốt phải làm sao ?

– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, bạn có thể súc họng mỗi ngày bằng nước muối để loại bỏ vi khuẩn trú ngụ gây bệnh.

– Uống nhiều nước và ăn nhiều các loại thực phẩm có tính mát. Chẳng hạn như rau má, rau sam, uống nước bột sắn dây,…

– Sử dụng mật ong để ngậm và nuốt từ từ. Cách làm này có tác dụng làm giảm tình trạng khó nuốt, viêm lưỡi gà dài rất tốt.

– Hạn chế uống nước lạnh, đặc biệt ăn đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức uống có ga, rượu bia.

– Bảo vệ mũi họng khỏi ô nhiễm, bụi bẩn bằng cách đeo khẩu trang khi ra đường.

→ Bạn nên xem thêm: Bệnh viêm họng mủ ở người lớn có chữa khỏi không?

Hy vọng những kiến thức mà chuyên mục đưa ra sẽ hỗ trợ tốt cho các bạn trong việc nhận biết bệnh cũng như phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Chúc các bạn sức khỏe!

Bình luận (1)

  1. Nguyễn Hữu Tài says: Trả lời

    Bệnh này nếu không chữa kịp thời có gây ra gì không bác sĩ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới

TOP Thuốc trị ho hiệu quả tốt và cách sử dụng an toàn theo lời khuyên của chuyên gia

Mẹ trẻ 9X giúp con THOÁT KHỎI cơn ho dai dẳng chỉ nhờ 1 liệu trình thảo dược

Viêm amidan: Dấu hiệu nhận biết BIẾN CHỨNG KỀ CẬN và giải pháp ĐẨY LÙI bệnh hiệu quả nhất

Chuyên gia CHỈ RÕ triệu chứng viêm họng cần giải quyết sớm tránh biến chứng khôn lường

BÓC TRẦN hiệu quả các cách trị viêm amidan tại nhà hàng nghìn người “truyền tai nhau”

Viêm amidan hốc mủ không giải quyết sớm dẫn đến ÁP XE AMIDAN cực nguy hiểm

Viêm họng hạt không còn là nỗi lo khi ĐIỀU TRỊ SỚM và ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP

Sai lầm thường gặp trong chữa viêm họng tại nhà khiến bệnh “trở nặng” 

[Chuyên gia tư vấn] Thuốc chữa viêm họng an toàn “CỰC NHẠY” người bệnh nên sử dụng

Viêm amidan ở trẻ có thể gây NGƯNG THỞ, VIÊM KHỚP, VIÊM TIM nếu không xử lý kịp thời