Cơ chế hoạt động của các thuốc ức chế miễn dịch

Thuốc ức chế miễn dịch là loại thuốc hạn chế các đáp ứng quá mẫn gây nguy hại cho cơ thể. Loại thuốc này điều trị hiệu quả cho một số bệnh toàn thể, tạo keo, tự miễn và ghép tạng; song vì giá thành đắt, gây ra nhiều tác dụng phụ và biến chứng nên không phải trường hợp nào cũng được chỉ định. Tìm hiểu cơ chế hoạt động của các loại thuốc ức chế miễn dịch hiện nay.

Thuốc ức chế miễn dịch

Đáp ứng miễn dịch của cơ thể là cơ chế bao gồm các phản ứng nhằm loại trừ các tác hại do kháng nguyên gây ra để bảo vệ vật chủ.

Song đến một giới hạn khi đáp ứng miễn dịch quá mức sẽ sinh ra hiện tượng quá mẫn và gây nguy hại cho cơ thể. Để hạn chế các đáp ứng quá mẫn đó, Y học đã tìm ra một loại thuốc gọi là thuốc ức chế miễn dịch.

Cơ chế hoạt động của các loại thuốc ức chế miễn dịch

Không phải tất cả các đáp ứng miễn dịch bị tác động với mức độ như nhau khi dùng một thuốc miễn dịch do sự đa dạng của hệ miễn dịch nên chúng chỉ có thể hoạt động ở một hoặc vài vị trí trong hệ miễn dịch. Dưới đây là một số loại thuốc ức chế miễn dịch hiện nay và cơ chế hoạt động của chúng:

1 – Corticosteroid:

Corticosteroid ức chế đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào mạnh hơn đáp ứng kháng thể.

Tế bào T giúp đỡ do có hiện tượng phân phối lại thường giảm trước tiên; bạch cầu trung tính tăng lên do sự đi ra ngoài rìa và phóng thích của tủy xương; các bạch cầu đơn nhân và ái toan giảm. Chính sự thay đổi tế bào này dẫn đến giám thiểu đáp ứng viêm.

Sự phá vỡ mối tương tác giữa tế bào T và các đại thực bào là một cơ chế quan trọng. Và corticosteroid ức chế hoạt động của tế bào T bởi interleukin-l (IL-l) dẫn xuất từ các đại thực bào.  Ngoài ra, thuốc corticosteroid còn ngăn chặn sự biểu hiện của kháng nguyên hoà hợp tổ chức lớp II trên bề mặt đại thực bào bằng cách: Can thiệp – với sự hiện diện của kháng nguyên vào tế bào T.

2 – Thuốc kháng calcineurin:

Gồm: 

  • Cyclosporin:

Loại polypeptid vòng này dẫn xuất từ một loại nấm. Chúng được sử dụng gần đây như loại một thuốc ức chế miễn dịch cho người nhận ghép cơ quan.

Cyclosprin tham gia với sự bài tiết interleukin 2 (IL-2) bởi lympho bào T. Vì IL-2 cần thiết cho việc sao chép tế bào T, mà cyclosporin là chất ức chế tiềm năng của sự sinh tế bào T. Và do đó ức chế được đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào T. Trên đáp ứng tế bào B hay trên viêm nhiễm cũng đã thấy được hiệu lực nhỏ bé của chúng.

Tuy nhiên, thuốc gây ra tác dụng độc đối với cơ thể mà trước tiên là đối với chức năng gan và thận.

  • Tacrolimus (FK506):

Đây cũng là loại thuốc mới được phát triển dể dùng trong ghép. FK 506 là một macrolid có đặc tính chống tế bào T, kiểu tác động cũng như của cyclosporin.

Cũng giống như cyclosporin, Tacrolimus 506 ức chế IL-2, ức chế việc sản xuất inteferon γ và sự hoạt hóa tế bào T. Thuốc này được tiến hành thử nghiệm lâm sàng trong ghép tim, gan, thận.

3 – Thuốc độc tế bào:

Thường dùng nhất là Azathioprin và Cyclophosphamid – đều là những chất ức chế hiệu quả trong sản xuất kháng thể trong huyết thanh.

  • Azathioprin: là một dẫn chất của mercaptopurin – đối kháng tổng hợp purin. Thuốc ức chế sự tăng sinh của cả tế bào B và T cũng như các đại thực bào. Đây là một thuốc đặc hiệu, pha giết rất nhanh các tế bào sao chép.
  • Cyclophosphamid: là một chất alkyl hóa, tiêu diệt tế bào bằng liên kết chéo ADN. Mặc dù loại thuốc đặc hiệu chu kỳ này rất hiệu quả để giết tế bào thông qua chu kỳ phân bào; song nó có thể gây chết và tổn thương tế bào liên phân bào. Cyclophosphaniid cũng có thể ức chế tính miễn dịch của cả tế bào T và B, cũng như hiện tượng viêm. Azathioprin và Cyclophosphamid

Ngoài ra, còn có thêm Methotrexat – một chất ức chế tổng hợp acit folic. Loại thuốc này ức chế nhanh các tế bào phân chia ở pha S và ngăn chặn đồng thời miễn dịch qua trung gian tế bào lẫn qua thể dịch và kể cả ức chế hiện tượng viêm.

Các thuốc ức chế miễn dịch được chỉ định trong các bệnh lý với các phác đồ đơn trị liệu hoặc đa trị liệu; dựa trên cân nặng, thời gian, tổng liều và thay đổi liều lượng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới

TOP Thuốc trị ho hiệu quả tốt và cách sử dụng an toàn theo lời khuyên của chuyên gia

Mẹ trẻ 9X giúp con THOÁT KHỎI cơn ho dai dẳng chỉ nhờ 1 liệu trình thảo dược

Viêm amidan: Dấu hiệu nhận biết BIẾN CHỨNG KỀ CẬN và giải pháp ĐẨY LÙI bệnh hiệu quả nhất

Chuyên gia CHỈ RÕ triệu chứng viêm họng cần giải quyết sớm tránh biến chứng khôn lường

BÓC TRẦN hiệu quả các cách trị viêm amidan tại nhà hàng nghìn người “truyền tai nhau”

Viêm amidan hốc mủ không giải quyết sớm dẫn đến ÁP XE AMIDAN cực nguy hiểm

Viêm họng hạt không còn là nỗi lo khi ĐIỀU TRỊ SỚM và ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP

Sai lầm thường gặp trong chữa viêm họng tại nhà khiến bệnh “trở nặng” 

[Chuyên gia tư vấn] Thuốc chữa viêm họng an toàn “CỰC NHẠY” người bệnh nên sử dụng

Viêm amidan ở trẻ có thể gây NGƯNG THỞ, VIÊM KHỚP, VIÊM TIM nếu không xử lý kịp thời