Dấu hiệu nhận biết bệnh nấm họng

Nấm họng là một trong những căn bệnh thường gặp ở những vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam. Đây là căn bệnh khó chữa và rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh cảm cúm. Do đó, chúng ta cần nắm rõ các dấu hiệu nhận biết bệnh nấm họng để có biện pháp điều trị kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết bệnh nấm họng

Bệnh nấm họng là do nấm Candida kí sinh ở vùng miệng, họng và đường tiêu hóa gây ra. Thông thường, chúng chỉ ký sinh chứ không phát triển thành bệnh liền mà chờ khi sức đề kháng của cơ thể suy giảm hoặc do sự mất cân bằng vi khuẩn và phát bệnh. Bên cạnh đó, nếu người bệnh hít phải các bào tử nấm trong môi trường hoặc ăn phải thức ăn bị nhiễm nấm thì cũng có thể bị mắc bệnh này.

dau-hieu-nhan-biet-benh-nam-hong-1

Khi bị nấm họng, người bệnh thường thấy đau nhói ở vùng họng, tuy không gây đau nuốt khó nhưng lại khó chịu như bị cảm cúm, kèm theo ngứa, ho và rát họng, khàn tiếng, mất tiếng. Do đó, rất nhiều người thường nhầm lẫn mình bị cảm cúm mà mua thuốc về uống.

Khi há miệng, người bệnh có thể quan sát thấy các đám trắng mỏng và mềm như lớp bựa bám trên niêm mạc họng. Niêm mạc có thể bị đỏ, xung huyết nhưng không bị trợt loét. Nếu soi thanh quản sẽ thấy giả mạc trắng xốp, dày và dai bám chắc trên bề mặt dây thanh quản, khi bóc tách dễ làm chảy máu hoặc giả mạc xám mủn.

Điều trị bệnh nấm họng như thế nào?

Khi thấy mình có những dấu hiệu bệnh nấm họng như trên đây, bạn nên đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác.

dau-hieu-nhan-biet-benh-nam-hong-2

Bệnh nấm họng thường khá khó chữa vì nấm có một lớp vỏ chitin khó ngấm thuốc. Do đó, người bệnh phải được điều trị trong thời gian dài. Tùy theo mức độ bệnh và sức để kháng của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Thuốc kháng sinh chống nấm toàn thân hoặc tại chỗ như clotrimazol, amphotericin B, fluconazol, nystatin… thường được sử dụng trong trường hợp này. Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc mà phải có sự theo dõi của bác sĩ đồng thời tuân thủ phác đồ điều trị để tránh các tác dụng phụ đối với cơ thể.

Bệnh nấm họng có thể lây truyền từ người này sang người khác. Để phòng bệnh, chúng ta nên vệ sinh họng thường xuyên bằng dung dịch kiềm, giữ vệ sinh môi trường sống, đồ dùng cá nhân để hạn chế cơ hội gây bệnh của nấm.

Bình luận (1)

  1. Cong says: Trả lời

    Bệnh nấm họng có lây qua khi mih tiếp xúc qua hôn hay ngồi gần lúc bệnh nhân ho không ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới

TOP Thuốc trị ho hiệu quả tốt và cách sử dụng an toàn theo lời khuyên của chuyên gia

Mẹ trẻ 9X giúp con THOÁT KHỎI cơn ho dai dẳng chỉ nhờ 1 liệu trình thảo dược

Viêm amidan: Dấu hiệu nhận biết BIẾN CHỨNG KỀ CẬN và giải pháp ĐẨY LÙI bệnh hiệu quả nhất

Chuyên gia CHỈ RÕ triệu chứng viêm họng cần giải quyết sớm tránh biến chứng khôn lường

BÓC TRẦN hiệu quả các cách trị viêm amidan tại nhà hàng nghìn người “truyền tai nhau”

Viêm amidan hốc mủ không giải quyết sớm dẫn đến ÁP XE AMIDAN cực nguy hiểm

Viêm họng hạt không còn là nỗi lo khi ĐIỀU TRỊ SỚM và ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP

Sai lầm thường gặp trong chữa viêm họng tại nhà khiến bệnh “trở nặng” 

[Chuyên gia tư vấn] Thuốc chữa viêm họng an toàn “CỰC NHẠY” người bệnh nên sử dụng

Viêm amidan ở trẻ có thể gây NGƯNG THỞ, VIÊM KHỚP, VIÊM TIM nếu không xử lý kịp thời