Đừng chủ quan khi bị chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng là một hiện tượng phổ biến có rất nhiều người mắc phải. Tuy nhiên, chúng ta lại thường khá chủ quan khi gặp phải trường hợp này. Dưới đây là những nguy hiểm có thể rình rập khi bạn bị chảy máu chân răng.

Nguyên nhân khiến bạn bị chảy máu chân răng

Lười đánh răng hoặc đánh răng không đúng cách có thể tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn có hại xâm nhập và cư trú trong miệng. Từ đó hình thành các mảng bám trên răng, tập trung nhiều ở kẽ hở giữa răng và lợi. Các vi khuẩn này sẽ tiết ra các chất bài tiết có hại được gọi là nội độc tố chống lại hệ thống miễn dịch của cơ thể. Tình trạng này khiến cơ thể phản ứng bằng các dấu hiệu viêm sưng ở chân răng và lợi, gây chảy máu lợi.

dung-chu-quan-khi-bi-chay-mau-chan-rang-1

Vệ sinh răng miệng kém, không kỹ càng là nguyên nhân hàng đầu đưa đến hiện tượng chảy máu chân răng nên cần được điều trị nhanh chóng và kịp thời, tránh để lâu có thể dẫn đến các bệnh răng miệng, xương quai hàm, răng rụng.

Ngoài ra, sử dụng chất kích thích như thuốc lá hay mắc bệnh đái tháo đường, rối loạn nội tiết trong thời kỳ mang thai… cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ chảy máu chân răng mà bạn nên chú ý.

Chảy máu chân răng có nguy hiểm không?

Chảy máu chân răng có khả năng cảnh báo rất nhiều căn bệnh khác nhau. Bạn không nên chủ quan khi gặp phải tình trạng này vì nó có thể là một triệu chứng của các bệnh sau đây:

Bệnh răng miệng: sâu răng, viêm lợi, viêm quanh răng…

Bệnh về hệ tạo máu: thiếu canxi, giảm tiểu cầu, bệnh ưa chảy máu…

dung-chu-quan-khi-bi-chay-mau-chan-rang-2

Bệnh lý về gan: gan tham gia vào quá trình tổng hợp chất đông máu từ vitamin K nên chảy máu chân răng có thể dẫn đến các bệnh lý về gan.

Bệnh toàn thân: thiếu vitamin, thiếu chất dinh dưỡng, suy nhược cơ thể…

Để hạn chế tình trạng chảy máu chân răng, bạn nên cải thiện thói quen vệ sinh răng miệng của mình. Hãy súc miệng bằng nước muối sinh lý, nước súc miệng để loại bỏ các vi khuẩn có hại. Nhớ đánh răng đúng kỹ thuật ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng thức dậy và trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó, chú ý bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin K,vitamin D, canxi, photpho, kali, magie… để tăng cường sức đề kháng của cơ thể và kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới

TOP Thuốc trị ho hiệu quả tốt và cách sử dụng an toàn theo lời khuyên của chuyên gia

Mẹ trẻ 9X giúp con THOÁT KHỎI cơn ho dai dẳng chỉ nhờ 1 liệu trình thảo dược

Viêm amidan: Dấu hiệu nhận biết BIẾN CHỨNG KỀ CẬN và giải pháp ĐẨY LÙI bệnh hiệu quả nhất

Chuyên gia CHỈ RÕ triệu chứng viêm họng cần giải quyết sớm tránh biến chứng khôn lường

BÓC TRẦN hiệu quả các cách trị viêm amidan tại nhà hàng nghìn người “truyền tai nhau”

Viêm amidan hốc mủ không giải quyết sớm dẫn đến ÁP XE AMIDAN cực nguy hiểm

Viêm họng hạt không còn là nỗi lo khi ĐIỀU TRỊ SỚM và ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP

Sai lầm thường gặp trong chữa viêm họng tại nhà khiến bệnh “trở nặng” 

[Chuyên gia tư vấn] Thuốc chữa viêm họng an toàn “CỰC NHẠY” người bệnh nên sử dụng

Viêm amidan ở trẻ có thể gây NGƯNG THỞ, VIÊM KHỚP, VIÊM TIM nếu không xử lý kịp thời