Nguyên nhân dẫn đến viêm xương chũm
Xương chũm là khối xương nằm lồi ra ở phía sau vành tai, xương chũm viêm khi chịu sự tấn công của vi khuẩn hoặc do viêm tai giữa lâu ngày mà thành. Bệnh có thể tự khỏi nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm mãn tính, trường hợp nguy hiểm có thể dẫn đến nhiều biến chứng hiểm nghèo. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra căn bệnh này mời bạn đọc tham khảo bài viết sau.
Nguyên nhân dẫn đến viêm xương chũm
Viêm xương chũm là những tổn thương lan vào vùng xương chũm chung quanh tai giữa. Bệnh nhân bị viêm xương chũm thường bắt đầu với những biểu hiện như sốt cao đột ngột, co giật, nôn mửa, đơ cứng gáy, mủ đóng dày đặc ở lỗ tai kèm theo mùi hôi khó chịu, đau nhói hai bên tai có khi lan xuống cổ hoặc cơn đau lan lên nửa bên đầu, khả năng nghe giảm sút, ù tai, lớp da bọc xung quanh xương chũm xưng đỏ. Viêm xương chũm có hai thể cấp và mãn tính, mỗi thể sẽ do những nguyên nhân khác nhau gây ra, cụ thể như sau:
• Viêm xương chũm cấp tính
Do viêm tai giữa không được giải quyết triệt để.
Biến chứng từ viêm tai giữa cấp tính hoặc mãn tính.
Do bị viêm tai giữa sau một thời gian mắc cảm cúm, ho gà, bạch hầu hay sởi.
Yếu tố thuận lợi để bệnh phát triển thường do sức đề kháng của cơ thể giảm sút hay do vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh.
• Viêm xương chũm mãn tính
Do viêm tai giữa có mũ mãn tính kéo dài.
Do mắc viêm xương chũm cấp tính nhưng không được điều trị dứt điểm.
Yếu tố thuận lợi khiến bệnh phát triển thường là do sự giảm sút sức đề kháng của cơ thể hay do những chấn thương dẫn đến viêm tai giữa.
Biến chứng nguy hiểm của viêm tai giữa
Viêm xương chũm có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:
-Liệt nửa bên mặt, bị áp xe ở tiểu não hoặc đại não, viêm màn não, nhiễm khuẩn huyết.
-Biến chứng viêm mê nhĩ hoặc viêm tĩnh mạch bên.
-Hiện tượng xuất ngoại mỏm chũm: thường gặp ở người lớn với các biểu hiện như sưng phồng vùng cơ ức đòn chũm, cơ bên dưới chũm, dùng tay ấn vào vùg mỏm chủng sẽ cảm nhận rõ cơn đau, ngoẹo cổ, đau khi quay cổ.
-Liệt mặt ngoại biên do dây thần kinh số VII bị tổn thương.
Lời khuyên dành cho bạn: cách tốt nhất để phòng ngừa viêm xương chũm là giải quyết những nguyên nhân gây viêm tai giữa như nạo VA, trị viêm họng, nếu đã bị viêm tai giữa mãn tính thì cần điều trị tích cực theo chỉ dẫn của bác sĩ, thoe dõi và phát hiện sớm các biến chứng nếu có.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!