Phương pháp điều trị viêm họng áp tơ nào hiệu quả hiện nay
Cho em hỏi: Phương pháp điều trị viêm họng áp tơ nào hiệu quả hiện nay vậy ạ? Tình hình là mấy hôm nay niêm mạc miệng xuất hiện một chấm đỏ, sau đó chúng biến thành mụn nước và vỡ ra để lại vết loét nông hình tròn to bằng hạt đậu xanh có đáy màu vàng và viền đỏ đau rát khó chịu. Bên cạnh đó, còn thấy người mệt mỏi và đau nhức đầu nữa. Em tham khảo một số thông tin thì được biêt đó là triệu chứng viêm họng áp tơ, nhưng không biết xử trí như thế nào cả. Mong được giúp đỡ ạ!
(Đặng Thanh Cảnh – TP.HCM)
❏ TƯ VẤN BẠN ĐỌC:
Chào em,
Viêm họng áp tơ là bệnh ít được nhắc đến, theo các nghiên cứu cho thấy: Bệnh viêm họng áp tơ hay còn gọi là viêm họng mụn nước hoặc viêm họng hạch lympho cấp tính, được gây ra bởi virus Coxsacki nhóm A, typ 2, 3, 4, 5, 6, 10 và 22 gây ra. Bệnh phát thành dịch ở nhũ nhi, trẻ em.
Ở bệnh nhân mắc viêm họng áp tơ, thường thấy khởi phát bằng dấu hiệu phát ban đỏ, mụn nước xuất hiện ở các trụ trước của màn hầu. Sau đó, những mụn nước này có thể bị loét ra và ban có thể lan tới cả bàn tay và bàn chân. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị sốt, thấy chán ăn, nôn, nhức đầu, người mệt lả,… Đây là căn bệnh chủ yếu lành tính trong vòng 6-10 ngày. Phương pháp điều trị viêm họng áp tơ hiện nay là điều trị triệu chứng.
Cần phân biệt bệnh viêm họng áp tơ với áp tơ niêm mạc miệng (nhiệt miệng) hay viêm miệng herpes bởi triệu chứng khá giống nhau và dễ bị nhầm lẫn.
Theo như mô tả của em, thì ban đầu ở niêm mạc miệng có xuất hiện một chấm đỏ, sau đó biến thành mụn nước và vỡ ra để lại vết loét nông hình tròn to bằng hạt đậu xanh có đáy màu vàng và viền đỏ đau rát khó chịu,… Đây có thể là triệu chứng bệnh áp tơ niêm mạc miệng chứ không phải là bệnh viêm họng áp tơ. Vết loét áp tơ thường tiến triển kéo dài khoảng 4-5 ngày là có thể tự khỏi . Nếu cảm thấy khó chịu, người bệnh có thể được chỉ định bôi Sachogel ở chỗ loét mỗi ngày 3-4 lần, uống vitamin pp, Vitamin c; nếu bội nhiễm có thể kết hợp dùng kháng sinh (Augmentin, Zinnat, CPS), giảm đau, súc họng với Orafar,…
>>Chi tiết: Chữa áp tơ niêm mạc miệng như thế nào?
Để chẩn bệnh chính xác và điều trị hiệu quả đối với tình trạng đang gặp phải, tốt hơn hết em hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám. Sau khi có kết luận, bác sĩ sẽ chỉ định cách chữa trị và việc cần làm là tuân thủ theo chỉ dẫn.
Chúc em sức khỏe!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!