Đau họng có đờm uống thuốc gì?

Đau họng có đờm thường sẽ gây ảnh hưởng sức khỏe người bệnh và gây phiền toái cho sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Khi bị đau họng có họng có đờm thường kèm theo sốt, đau đầu. Bệnh thường hay gặp ở người già và trẻ em bởi sức đề kháng của các đối tượng này yếu hơn. Khi mắc bệnh, nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh kéo dài sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm. Vậy bị đau họng có đờm uống thuốc gì nhanh khỏi? Bài viết dưới đây xin chia sẻ một số kinh nghiệm về cách chữa trị chứng đau họng có đờm hiệu quả.

dau-hong-co-dom-uong-thuoc-gi1

Vì sao lại bị đau họng có đờm?

Viêm họng có đờm là chứng bệnh thường hay gặp ở những người có sức đề kháng yếu. Ho đau rát cổ họng phần lớn là do virus và các loại vi khuẩn gây nên. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng gây viêm và tổn thương niêm mạc họng. Từ đó xuất hiện chứng đau nhức rát họng. Có thể có các triệu chứng nặng hơn như ho khan, ho rát họng có đờm.

Các triệu chứng này có thể xuất hiện khi người bệnh bị viêm Amindan, viêm họng, bệnh ho gà hoặc có thể là do cảm lạnh. Thông thường thời tiết có nhiều có thay đổi, ô nhiễm môi trường cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh. → Bạn nên xem thêm: Viêm họng khạc ra đờm có máu là bệnh gì?

Đau họng có đờm nên uống thuốc gì?

Khi bị đau họng có đờm phương pháp được lựa chọn đầu tiên là sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm dạng viên có thể như:

Xem ngay TOP thuốc trị viêm họng tốt nhất hiện nay và hướng dẫn sử dụng an toàn, hiệu quả từ Bác sĩ CKII Lê Phương.

1 – Thuốc Tây

– Nhóm thuốc Codein, eucalyptine, dextromethorphan, pholcodine, calyptin, chericof, neo-codion. So với morphin, codein được hấp thu tốt hơn khi uống, ít gây táo bón hoặc co thắt đường mật. Ít gây ức chế hô hấp và ít gây nghiện hơn nhưng tác dụng giảm đau cũng kém hơn.

dau-hong-co-dom-uong-thuoc-gi2

– Thuốc trị ho có đờm: Mucomyst, mucusan, rinathiol promethafine, terpicod, terpin hydrat… Thông thường mỗi đợt điều trị chỉ nên dùng từ 3 – 5 ngày, không dùng kéo dài.

– Cũng có thể sử dụng những loại thuốc ho long đờm, các thuốc ho đờm, tiêu chất nhầy giúp làm tăng thể tích các dịch tiết đường hô hấp để chúng dễ bị bật ra ngoài, tránh vướng cổ gây khó chịu.

Lưu ý:

  • Thuốc long đờm có thể gây các cục đờm, đôi khi làm tắc nghẽn đường thở, có thể gây tràn dịch phổi (ngập) và phá hỏng lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Những loại thuốc chữa bệnh ho có đờm nên thận trọng với người có tiền sử loét dạ dày – tá tràng. Không dùng loại thuốc này cho người suy hô hấp, hen suyễn, trẻ em và phụ nữ cho con bú, người bị mẫn cảm với thuốc.

Tuy nhiên các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm thường không được khuyến khích dùng nhiều. Đặc biệt là cho trẻ nhỏ bởi chúng sẽ gây ra tình trạng nhờn thuốc hoặc có tác dụng không tốt tới sự phát triển của trẻ. Chính vì vậy, mà ngoài những loại thuốc kháng sinh, kháng viêm nói trên có thể áp dụng một số phương pháp từ thiên nhiên khác.

2 – Bài thuốc dân gian

Sử dụng gừng tươi

dau-hong-co-dom-uong-thuoc-gi3

Gừng tươi trị đau họng có đờm rất hiệu quả, ngoài ra gừng tươi có nhiều công dụng khác như chống say xe, chữa đau bụng, Trong đông y gừng có tính ấm, khi sử dụng bạn sẽ thấy dễ chịu hơn ở cổ họng. Chỉ cần rửa sạch gừng rồi cắt lát, đem đun với một ít nước. Thêm một chút mật ong và chanh để dễ ăn hơn. Ngoài tác dụng trị đau họng nó sẽ giảm các chứng sưng, ho rát họng và tiêu đờm một cách hiệu quả.

→ Bạn có thể xem chi tiết: 7 Cách trị ho cảm từ gừng và mật ong

Sử dụng cam thảo

dau-hong-co-dom-uong-thuoc-gi4

Sử dụng cam thảo điều trị đau họng có đờm là một phương pháp an toàn. Cam thảo có vị ngọt tự nhiên và rất lành tính. Để trị đau họng, ho nhiều, giảm đờm trong cổ họng bạn chỉ cần ngậm cam thảo hàng ngày. Bạn cũng có thể kết hợp trà quế với cam thảo để trị rát họng hiệu quả. Mùi thơm của quế và tinh dầu có trong cam thảo sẽ khiến bạn được thư giãn tinh thần.

Sử dụng mật ong và chanh tươi

dau-hong-co-dom-uong-thuoc-gi5

Mật ong và chanh điều trị đau họng nhanh chóng, đơn giản. Mật ong và chanh tươi trộn theo tỉ lệ 1:1 và uống 2-3 lần mỗi ngày. Phương pháp này được khá nhiều người sử dụng. Mật ong có chứa nhiều đường và các chất dinh dưỡng được áp dụng trong nhiều phương pháp làm đẹp, tốt cho sức khỏe. Chanh có chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa. Khi kết hợp hai nguyên liệu này với nhau chúng sẽ giúp bạn điều trị ho, đau họng, tiêu đờm hiệu quả. Cách này rất an toàn không gây ra tác dụng phụ, rất an toàn cho người sử dụng. 

Người bị viêm họng cần làm gì?

– Khi bị đau họng có đờm người bệnh cần giữ ấm cho cơ thể. Nhất là khi thời tiết có sự thay đổi thất thường.

– Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, hút bụi bẩn và vi khuẩn. Vì đây là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị dị ứng, gây ho.

– Sử dụng khẩu trang khi dọn dẹp cũng như lúc ra đường.

– Tránh tiếp xúc với những người bị cảm hay bị viêm mũi cấp tính.

– Tránh ăn đồ lạnh, tắm nước lạnh.

Lưu ý: Những bài thuốc chữa đau họng có đờm trên đây rất đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, mỗi bài thuốc đều có thể đem lại hiệu quả khác nhau đối với từng người. Vì còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa mỗi người tiếp nhận ra sao. Do đó khi bị đau họng có đờm cách tốt nhất là bạn nên đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị đúng cách. 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới

TOP Thuốc trị ho hiệu quả tốt và cách sử dụng an toàn theo lời khuyên của chuyên gia

Mẹ trẻ 9X giúp con THOÁT KHỎI cơn ho dai dẳng chỉ nhờ 1 liệu trình thảo dược

Viêm amidan: Dấu hiệu nhận biết BIẾN CHỨNG KỀ CẬN và giải pháp ĐẨY LÙI bệnh hiệu quả nhất

Chuyên gia CHỈ RÕ triệu chứng viêm họng cần giải quyết sớm tránh biến chứng khôn lường

BÓC TRẦN hiệu quả các cách trị viêm amidan tại nhà hàng nghìn người “truyền tai nhau”

Viêm amidan hốc mủ không giải quyết sớm dẫn đến ÁP XE AMIDAN cực nguy hiểm

Viêm họng hạt không còn là nỗi lo khi ĐIỀU TRỊ SỚM và ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP

Sai lầm thường gặp trong chữa viêm họng tại nhà khiến bệnh “trở nặng” 

[Chuyên gia tư vấn] Thuốc chữa viêm họng an toàn “CỰC NHẠY” người bệnh nên sử dụng

Viêm amidan ở trẻ có thể gây NGƯNG THỞ, VIÊM KHỚP, VIÊM TIM nếu không xử lý kịp thời