Phương pháp điều trị viêm VA
Ngạt mũi, thở nhanh, bỏ bú, ngủ ngáy về đêm… là những dấu hiệu cho thấy trẻ nhỏ đã bị viêm VA. Viêm VA để lâu không được điều trị có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm đường tiêu hóa hay viêm cầu thận cấp… Để bảo vệ sức khỏe cho bạn và những người thân trong gia đình, hãy tự trang bị cho mình kiến thức phòng và điều trị viêm VA an toàn.
1. Phương pháp điều trị viêm VA
Nguyên tắc điều trị chung đối với viêm VA cấp là giải quyết triệu chứng, nâng sức đề kháng và chỉ dùng kháng sinh trong trường hợp nghi ngờ nhiễm khuẩn hoặc có biến chứng. Với viêm VA mãn, phương pháp điều trị chủ yếu là cân nhắc phẫu thuật để nạo VA.
• Điều trị viêm VA cấp tính
Điều trị tương tự như viêm mũi thông thường bằng cách hút mũi, rõ mũi để bệnh nhân dễ thở, dùng kèm các thuốc sát trùng nhẹ như Argyron 1%, Ephedrin 1% với đối tượng trẻ nhỏ.
Dùng thuốc làm giảm ho, loãng đờm như rhinathiol, mucomyst hay si rô trị ho…
Dùng khí dung mũi: kháng sinh và corticoid.
Kháng sinh toàn thân: việc dùng kháng sinh trong đa số trường hợp là không cần thiết. Chỉ dùng khi viêm VA đã chuyển nặng kèm theo biến chứng.
Nâng đỡ cơ thể: dùng trong trường hợp viêm cấp tính kéo dài. Biện pháp này yêu cầu bác sĩ phải rờ vào vòm họng để giải phóng lượng mủ tụ lại ở VA hoặc nạo VA “nóng” nhưng phải dùng kháng sinh liều cao trước khi sử dụng.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
• Điều trị viêm VA mãn tính
Chỉ định nạo VA khi đề kháng của cơ thể vẫn còn đủ sức chịu đựng. Quyết định nạo hay không nạo VA phụ thuộc phần lớn vào thể trạng của người bệnh và những xem xét tổng thể từ bác sĩ.
Chỉ định phẫu thuật trong những trường hợp:
-VA phát triển thành nhiều đợt viêm cấp tính, tái lại nhiều lần (trung bình 5-6 lần/ một năm).
-Viêm VA gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm đường hô hấp, viêm tai, viêm mạch, viêm cầu thận cấp tính, viêm khớp cấp tính…
-Viêm VA quá phát làm ảnh hưởng đến đường thở.
Nạo VA thường được tiến hành cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, thời gian hợp lý nhất là từ 18-36 tháng tuổi.
Chống chỉ định phẫu thuật cho những trường hợp:
-Người mắc bệnh rối loạn đông máu, ưa chảy máu…
-Người đang bị viêm VA cấp tính và có những nhiễm trùng virus cấp như ho gà, cúm, sởi, xuất huyết…
-Bệnh nhân có cơ địa dị ứng, hở hàm ếch, hen phế quản.
-Bệnh nhân mắc các bệnh lao, giang mai, AIDS.. mạn tính.
-Không tiến hành phẫu thuật khi điều kiện thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh.
2. Tiên lượng và biến chứng khi điều trị
-Viêm phế quản: viêm VA có thể gây ra những cơn khó thở đột ngột hoặc dữ dội kèm theo những cơn hen nặng hơn.
-Viêm đường tiêu hóa: biểu hiện bằng những cơn đau bụng, đi ngoài ra dịch nhầy, phân nước.
-Viêm tai giữa: do vi khuẩn đi theo đường vòi Eustachi đến hòm nhĩ.
-Thấp khớp cấp hoặc viêm cầu thận cấp.
-Viêm hạch dẫn đến áp xe: thường là áp xe thành sau họng ở trẻ nhỏ.
-Viêm ổ mắt: viêm mi mắt, viêm màng tiếp hợp, chảy nước mắt.
-Gây ảnh hưởng lên chức năng hoạt động của cơ thể như: hẹp lồng ngực, cơ bị biến dạng, kém thông minh, người mệt mỏi, lười biếng, nghe kém và thở kém.
Lời khuyên dành cho bạn: để phòng bệnh cần nâng cao sức đề kháng cho cơ thể bằng một chế độ dinh dưỡng dồi dào và khoa học. Phòng tránh lấy nhiễm các bệnh về đường hô hấp, giải quyết sớm khi xảy ra viêm họng, viêm đường hô hấp. Cuối cùng, không quên giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh và làm vệ sinh khoang mũi, miệng và họng sạch sẽ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!