Bị viêm họng lâu ngày có nguy cơ bị thấp tim

Các bác sĩ chuyên khoa cảnh báo: Bị viêm họng lâu ngày có nguy cơ bị thấp tim. Bệnh viêm họng cấp nếu do virus có thể khỏi sau khoảng 3 – 4 ngày, song nếu do vi khuẩn đặc biệt là liên cầu khuẩn tan huyết bêta nhóm A có thể gây thấp tim nếu không điều trị đến nơi đến chốn.

Nguyên nhân gây viêm họng chủ yếu là do virus gây ra, không đáng ngại bởi triệu chứng viêm họng có thể thoái lui sau vài ngày nếu nghỉ ngơi và điều trị triệu chứng. Song số ít lại do vi khuẩn, cần thiết phải dùng kháng sinh; đặc biệt nếu do liên cầu khuẩn tan huyết bêta nhóm A (Streptococcus A) thì chúng thực sự nguy hiểm, gây nên biến chứng thấp tim và gây ảnh hưởng đến đến thận, khớp.

➝ Nhiều người bị viêm họng lâu ngày không khỏi, nhưng không biết: Bị viêm họng kéo dài phải làm sao? – Bạn có quan tâm?

Viêm họng gây thấp tim

Theo các nhà y học: Bệnh thấp tim là bệnh nhiễm độc miễn dịch, hay gặp ở lứa tuổi từ 10 – 15 tuổi (64,5%), xuất hiện sau một đợt viêm họng cấp do liên cầu khuẩn nhóm A gây ra.

Xem ngay TOP thuốc trị viêm họng tốt nhất hiện nay và hướng dẫn sử dụng an toàn, hiệu quả từ Bác sĩ CKII Lê Phương.

Vỏ của vi khuẩn này có phần cấu tạo giống cơ tim, thận và khớp. Bởi vì thể mà khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể sẽ tạo kháng thể tấn công vi khuẩn. Và, cũng chính kháng thể này lại phá hủy mô nội mạc tim, gây bệnh thấp tim và bệnh van tim. Điều này cũng xảy ra tương tự với thận và khớp.

Triệu chứng nhận biết

Những biểu hiện của thấp tim do viêm họng là đau họng, ho, sốt, đau khớp, múa giật và tổn thương da.

Sốt hay gặp trong giai đoạn đầu,có thể kéo dài tới 2 – 3 tuần, kết hợp với biểu hiện sưng khớp, nóng đỏ, đau, đi lại khó khăn. Đau khớp thường gặp ở các khớp lớn như khớp gối, khớp cổ chân, cổ tay, khuỷu tay do di chuyển từ khớp này sang khớp khác mà không để lại di chứng – đây là yếu tố quan trọng để nhận biết nguy cơ bị thấp tim ở bệnh nhân.

Ngoài ra, nếu bệnh nhân bị tổn thương cơ tim sẽ thấy nhịp tim chậm hoặc nhanh, có thể không đều. Và nếu viêm cơ tim nặng sẽ gây khó thở, tím tái, phù, gan to.

Sau nhiều tuần bị nhiễm khuẩn, bệnh nhân hay cáu gắt, lo lắng, sợ sệt, có rối loạn vận động như cầm bút khó, hay đánh rơi các vật dùng, dần dần các động tác vận động rối loạn mạnh, gây khó khăn trong sinh hoạt. Khi quan sát trên da thấy xuất hiện ban màu hồng, hình tròn 1 – 2cm ở ngực, bụng, không ngứa,…

Điều trị ra sao?

Bệnh thấp tim sẽ gây tổn thương nặng nề tới cơ tim và van tim, chính vì vậy cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Khi thấy đau khớp sau một đợt viêm họng thì nên nghĩ tới thấp tim và đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết (như xét nghiệm máu, chụp X-quang tim, phổi, điện tim) để được chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.

Khi được chẩn đoán xác định là thấp tim nên tuân thủ liệu trình điều trị dự phòng nghiêm ngặt. Thông thường, bệnh nhân cần tiêm kháng sinh dự phòng một tháng một lần (thời gian dự phòng là 5 năm, tốt nhất đến 18 tuổi; với thể tổn thương nặng ở tim, phòng tái phát cho đến 25 tuổi). Việc chữa trị cụ thể sẽ được bác sĩ chỉ định cho từng trường hợp.

➝ Xem thêm: Đau họng kéo dài nhưng không ho có phải ung thư vòm họng không?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới

TOP Thuốc trị ho hiệu quả tốt và cách sử dụng an toàn theo lời khuyên của chuyên gia

Mẹ trẻ 9X giúp con THOÁT KHỎI cơn ho dai dẳng chỉ nhờ 1 liệu trình thảo dược

Viêm amidan: Dấu hiệu nhận biết BIẾN CHỨNG KỀ CẬN và giải pháp ĐẨY LÙI bệnh hiệu quả nhất

Chuyên gia CHỈ RÕ triệu chứng viêm họng cần giải quyết sớm tránh biến chứng khôn lường

BÓC TRẦN hiệu quả các cách trị viêm amidan tại nhà hàng nghìn người “truyền tai nhau”

Viêm amidan hốc mủ không giải quyết sớm dẫn đến ÁP XE AMIDAN cực nguy hiểm

Viêm họng hạt không còn là nỗi lo khi ĐIỀU TRỊ SỚM và ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP

Sai lầm thường gặp trong chữa viêm họng tại nhà khiến bệnh “trở nặng” 

[Chuyên gia tư vấn] Thuốc chữa viêm họng an toàn “CỰC NHẠY” người bệnh nên sử dụng

Viêm amidan ở trẻ có thể gây NGƯNG THỞ, VIÊM KHỚP, VIÊM TIM nếu không xử lý kịp thời