Những việc cần tránh khi bé bị ho có đờm

Thời tiết thay đổi đột ngột khiến cho trẻ nhỏ rất dễ bị ho. Các cơn ho ở trẻ thường kéo dài kèm theo tình trạng vướng víu đàm ở cổ họng khiến trẻ mệt mỏi và dễ bị nôn trớ khi ăn. Trong những ngày con bị bệnh, ngoài việc chăm sóc trẻ đúng cách bạn hãy ghi nhớ những việc cần tránh khi bé bị ho có đờm dưới đây để bảo vệ sức khỏe con mình được tốt nhất.

4 việc các mẹ cần tránh khi bé bị ho có đờm

1.Hạn chế cho trẻ nằm máy điều hòa

Do thời tiết quá nóng nực bạn muốn bật điều hoa cho con ngủ được ngon giấc hơn, tuy nhiên việc này lại vô tình gây nguy hại cho bé ,đặc biệt nếu bé nhà bạn đang bị ho đờm thì việc nằm máy điều hòa có thể khiến bệnh của bé thêm nặng. Khi bật máy điều hòa không khí trong phòng ngủ thường lạnh và rất khô , điều này sẽ khiến cho đường thở của bé bị khô, lớp niêm mạc bị viêm nặng hơn sinh ra nhiều đờm đặc hơn. Do vậy mà bệnh sẽ càng lâu khỏi.

Tránh cho trẻ nằm máy điều hòa khi bé đang bị ho có đờm

Nếu cần thiết phải sử dụng điều hòa, bạn nên điều chỉnh mức nhiệt độ ở khoảng 27 độ C, không nên để thấp hơn. Đồng thời không đặt bé nằm trực diện với luồng không khí lạnh từ máy điều hòa phả ra, hãy cho bé nằm song song với luồng hơi này và đắp lên ngực bé 1 chiếc khăn mỏng để giữ ấm vùng ngực và cổ họng.

Để có nhận thức rõ những sai lầm dễ gặp phải khi chữa trị ho, từ đó chủ động chữa trị ho hiệu quả, đúng cách, hãy lắng nghe những chia sẻ của Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Phương trong bài viết này. ĐỌC NGAY!

 

2. Tránh cho trẻ ra ngoài chơi vào lúc sáng sớm

Khi bé bị ho đàm bạn cũng cần tránh cho trẻ ra ngoài chơi vào lúc sáng sớm bởi thời điểm này ngoài trời vẫn còn nhiều gió và nhiệt độ có thể thấp hơn so với trong nhà tới 2-3 độ. Việc cho trẻ ra ngoài trời vào lúc này sẽ khiến trẻ bị nhiễm lạnh, bị ho và tiết nhiều đờm hơn.

Cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho con bạn là khi bé thức dậy vào buổi sáng bạn nên giữ con trong nhà tầm 10 phút để kích hoạt cơ chế phòng lạnh của cơ thể rồi hãy cho con ra ngoài. Vào mùa đông hay những ngày thời tiết lạnh bạn chỉ nên cho con ra ngoài sau 8h sáng, những ngày bình thường thì cho trẻ ra ngoài sau 7 giờ là tốt nhất.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

3.Không phả quạt vào người bé

Khi cho trẻ nằm ngủ ngay trước quạt mạnh và đứng im một chỗ hơi ẩm trong đường thở của bé sẽ bay hơi khiến cho lớp niêm mạc bị khô .Thêm vào đó các bé khi ngủ thường có thói quen há miệng, nếu bạn phả quạt trực tiếp vào người bé thì miệng và cổ họng rất dễ bị khô , trẻ cũng dễ bị viêm họng hơn.

Chính vì vậy phả quạt vào người bé cũng là một trong những việc cần tránh khi bé bị ho có đờm. Bạn không nên để quạt ngay phía dưới chân bé mà nên để quạt cách bé tầm 1m, để chếch so với người và hướng quạt từ thân xuống dưới chân, như vậy sẽ đảm bảo cho sức khỏe của bé.

4. Tránh cho trẻ đi chơi khuya

Đây cũng là một trong những việc cần tránh khi bị ho có đàm bạn cần ghi nhớ.  Sau 5 giờ chiều nhiệt độ ngoài trời sẽ bắt đầu giảm xuống nhanh chóng. Tốc độ hạ nhiệt này diễn ra quá nhanh sẽ khiến cho cơ thể của bé không thích ứng kịp nên rất dễ bị nhiễm lạnh và bị ho khi đi chơi muộn. Nếu con bạn d0ang bị ho đàm thì không khí lạnh vào buổi chiều tối muộn và đêm khuya sẽ gây kích thích đường thở tiết dịch nhiều hơn để làm ẩm đường thở, chính vì vậy mà bé sẽ bị ho nặng hơn.

 

Nếu bắt buộc phải đi ra ngoài vào buổi tối bạn không nên để bé ngồi phía trước tay lái mà hãy ôm bé vào lòng, mặt và ngực bé áp sát vào người bạn, như vậy bé sẽ được giữ ấm và ít có nguy cơ bị nhiễm lạnh hơn.

Trên đây là những việc cần tránh khi bé bị ho có đàm, các mẹ cần ghi nhớ để biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con yêu được tốt nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới

TOP Thuốc trị ho hiệu quả tốt và cách sử dụng an toàn theo lời khuyên của chuyên gia

Mẹ trẻ 9X giúp con THOÁT KHỎI cơn ho dai dẳng chỉ nhờ 1 liệu trình thảo dược

Viêm amidan: Dấu hiệu nhận biết BIẾN CHỨNG KỀ CẬN và giải pháp ĐẨY LÙI bệnh hiệu quả nhất

Chuyên gia CHỈ RÕ triệu chứng viêm họng cần giải quyết sớm tránh biến chứng khôn lường

BÓC TRẦN hiệu quả các cách trị viêm amidan tại nhà hàng nghìn người “truyền tai nhau”

Viêm amidan hốc mủ không giải quyết sớm dẫn đến ÁP XE AMIDAN cực nguy hiểm

Viêm họng hạt không còn là nỗi lo khi ĐIỀU TRỊ SỚM và ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP

Sai lầm thường gặp trong chữa viêm họng tại nhà khiến bệnh “trở nặng” 

[Chuyên gia tư vấn] Thuốc chữa viêm họng an toàn “CỰC NHẠY” người bệnh nên sử dụng

Viêm amidan ở trẻ có thể gây NGƯNG THỞ, VIÊM KHỚP, VIÊM TIM nếu không xử lý kịp thời