Biểu hiện viêm VA ở trẻ nhỏ
Viêm VA là một trong những bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ. Trẻ bị viêm VA sẽ có một số biểu hiện như thở nhanh, nhịp không đều, bỏ bú, ngạt mũi nhất là khi về đêm. Để phát hiện sớm và có hướng xử lý kịp thời cho bé phụ huynh cần trang bị cho mình kiến thức về các biểu hiện bệnh viêm VA để chủ động phòng tránh.
Viêm VA là gì?
Viêm VA là một loại viêm nhiễm trùng cấp tính. bệnh làm xuất tiết hoặc có mủ ở amidan, có thể gặp ở mọi độ tuổi nhưng phổ biến nhất là trẻ nhỏ. Viêm VA thường có hai loại, viêm VA cấp và mãn tính.
Viêm VA cấp thường xảy ra ở trẻ từ 6-7 tháng tuổi kéo dài đến khi trẻ được 4-7 tuổi.
Nình thường VA của trẻ sẽ tăng trưởng bình thường theo khối lượng. Tuy nhiên, trong giai đoạn phát triển hệ miễn dịch của trẻ chưa thích nghi được với những biến đổi bất thường của môi trường khiến cho khối lượng VA phát triển bất thường, tăng trưởng quá mức gây tắc nghẽn đường thở và làm xuất hiện một số biến chứng khác.
Nguyên nhân gây viêm VA chủ yếu ở trẻ nhỏ và người lớn là do vi khuẩn , virus cúm, hemophilus…
Ngoài ra viêm VA cũng liên quan đến khá nhiều yếu tố khác về nội tạng hay cơ địa, bụi bặm, khói thuốc hay môi trường ẩm ướt…
THÔNG TIN LIÊN QUAN:
Biểu hiện của viêm VA ở trẻ nhỏ
Viêm Va cấp tính nếu không được điều trị có thể chuyển thành mãn tính. Biểu hiện chung ở trẻ mắc viêm VA bao gồm sốt cao từ 38-40 độ, kèm theo một số triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ho do phản ứng xuất tiết… Biểu hiện cụ thể như sau:
• Toàn thân: trẻ bắt đầu với biểu hiện sốt đột ngột, cao nhất có thể lên đến 40-41 độ. Kèm theo một số phản ứng dữ dội như co thắt thanh môn, co giật. Trẻ lớn hơn cũng có biểu hiện sốt cao, co thắt thanh quản, đau thai, đôi khi có phản ứng màn não.
• Cơ năng: ngạt mũi nhẹ, ngạt mũi hoàn toàn phải dùng miệng thở, nhịp thở nhanh, không đều, bỏ ăn. Trẻ nhỏ hơn mũi có thể không ngạt hoàn toàn nhưng gặp tình trạng ngủ ngáy khi về đêm, giọng mũi kín. Người lớn bị viêm VA còn bị viêm họng sau lưỡi gà, giảm khả năng nghe, ù tai.
• Thực thể: mủ nhầy đầy hốc mũi. Khám họng thấy niêm mạc đỏ, xuất hiện một lớp vàng mủ hoặc nhầy trắng trên niêm mạc thành sau họng. Có thể quan sát thấy hạch nhỏ ở góc hàm, rãnh cảnh. Soi cửa mũi sẽ thấy tổ chức hạch VA của người lớn lẫn trẻ nhỏ sưng to, đỏ, có mủ nhầy phủ lên.
Viêm VA cấp nếu không điều trị sớm có thể chuyển thành mãn tính và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, phụ huynh cần phòng bệnh cho trẻ bằng cách giữ vệ sinh tai mũi họng cho bé sạch sẽ, quan tâm chăm sóc bé hằng ngày để phát hiện sớm những thay đổi thất thường trên cơ thể bé, từ đó có hướng xử lý kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!