Các triệu chứng của polyp dây thanh quản
Thanh quản không chỉ là bộ phận hỗ trợ việc phát âm mà còn là nơi ngăn chặn thức ăn rơi vào phổi mỗi khi chúng ta ăn uống. Người bị các khối polyp trong thanh quản giọng nói sẽ bị biến đổi, gây khó khăn trong hoạt động giao tiếp thường ngày. Vậy làm thế nào để biết bạn đang mắc polyp dây thanh?. Rất đơn giản, chỉ cần dựa vào các triệu chứng biểu hiện bên ngoài là có thể xác định được bệnh.
Polyp là những tổn thương dạng khối xuất hiện trên dây thanh tạo ra các khoảng hở làm chất lượng âm thanh bị ảnh hưởng dẫn tới khàn tiếng, mất tiếng. Bệnh thường gặp ở những người có đặc tính công việc phải thường xuyên nói nhiều, nói to như giáo viên, phát thanh viên, ca sĩ, diễn viên…Polyp dây thanh thường xuất hiện sau những đợt cảm cúm hay sau những lần la hét quá trớn khiến niêm mạc dây thanh ứ dịch và phù nề.
Triệu chứng bệnh polyp dây thanh quản
-1- Khàn tiếng
Khàn giọng (không đau đớn) là triệu chứng điển hình nhất của người mắc polyp dây thanh. Âm giọng có thể khàn ít hoặc nhiều tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Nguyên nhân gây ra triệu chứng này là do dây thanh khéo không kín bởi đã bị các khối polyp chèn ép (mức độ khàn phụ thuộc phần lớn vào kích thước của những khối polyp này).
Khàn tiếng nhẹ, người bệnh vẫn có thể phát âm với giọng điệu rõ ràng, tuy nhiên âm tiết hơi trầm và có chút rè, khi phát âm cao sẽ gặp khó khăn, giọng hát thường bị đứt quãng.
Khàn tiếng nặng, giọng khàn đặc, đôi lúc còn bị mất tiếng.
Có thể bạn quan tâm:
-2- Có đốm đỏ xuất hiện
Xuất hiện đốm đỏ tại vị trí dây thanh là dấu hiệu khá dễ nhận biết. Các khối polyp thường xuất hiện ở một mặt hoặc nhiều mặt phía trong dây thanh quản, thường có màu trắng xám hơi trong. Polyp xuất hiện sẽ cản trở hoạt động hít thở của hầu họng làm người bệnh cảm thấy khó thở.
-3- Cảm giác có dị vật trong cổ họng
Khi bị polyp dây thanh, người bệnh sẽ cảm thấy họng khô, ngứa, có cảm giác như mắc dị vật trong cổ họng, nói chuyện khó khăn, đôi lúc còn thấy đau họng. Hiện tượng này thường là do những khối polyp có chân trên dây thanh di động mỗi khi thanh môn khép mở, khiến bệnh nhân cảm thấy mắc họng ở ngang mức thanh môn nên cố tìm cách tống chúng ra bằng cach` khạc nhổ.
» Để phòng ngừa polyp dây thanh, người bệnh cần:
-Kiêng nói to, thay vào đó hãy sử dụng các công cụ hỗ trợ cho giọng nói như micro, loa…
-Tránh dùng các loại đồ uống chứa nhiều hóa chất, quá đậm đặc như trà, cafe, nước ngọt có ga..
-Hạn chế ăn các loại thực phẩm cay nóng, đồ chua, lên men.
-Khi trời chuyển lạnh cần có các biện pháp bảo vệ vùng cổ họng như dùng khăn quàng cổ để giữ ấm, súc miệng bằng nước muối, hạn chế nói nhiều, nói to tiếng khi trời lạnh.
Polyp dây thanh thực chất là một bệnh liên quan đến tính chất nghề nghiệp thường gặp, nếu không được điều trị sớm người bệnh có thể bị mất giọng, vì vậy cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời để nó không làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hằng ngày của bạn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!