Cách điều trị bệnh viêm thanh quản cấp và mãn tính

Hầu hết, các trường hợp bị viêm thanh quản cấp là do nhiễm virus hay vi khuẩn tạm thời hoặc do sử dụng giọng nói quá mức, phát âm căng thẳng, la hét quá lớn. Khi bị viêm thanh quản, bệnh nhân có triệu chứng khàn tiếng, giọng trở nên yếu hoặc có thể mất giọng. Tìm hiểu cách điều trị bệnh viêm thanh quản cấp và mãn tính sẽ giúp quá trình chữa bệnh được tiến hành hiệu quả hơn.

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh viêm thanh quản

Viêm thanh quản là tình trạng dây thanh bị viêm hoặc bị kích thích dẫn đến sưng dây thanh và làm biến đổi giọng nói. Trong một số trường hợp nặng, có thể không đủ phát âm, giọng nói bị biến đổi gần như khó phát hiện. Quá trình phát triển bệnh viêm thanh quản được chia thành thể cấp tính và mạn tính.

cach-dieu-tri-benh-viem-thanh-quan-cap-va-man-tinh-1

1/Nguyên nhân gây viêm thanh quản

Hầu hết, các trường hợp bị viêm thanh quản cấp là do nhiễm virus (cảm cúm, sởi, quai bị) hay vi khuẩn (bạch hầu) tạm thời hoặc do sử dụng giọng nói quá mức, phát âm căng thẳng, la hét quá lớn.

Trong khi đó, viêm thanh quản mạn tính lại do viêm thanh quản cấp tính kéo dài do bị kích thích theo thời gian. Các yếu tố gây kích thích dây thanh quản bao gồm hóa chất, chất dị ứng, khói thuốc, rượu bia, lạm dụng giọng nói, bị trào ngược dạ dày thực quản hay viêm xoang mạn tính, ung thư, khối u phổi…

2/Triệu chứng bệnh viêm thanh quản

Khi bị viêm thanh quản, bệnh nhân có triệu chứng khàn tiếng, giọng trở nên yếu hoặc có thể mất giọng. Người bệnh sẽ cảm thấy đau họng, khô họng kèm theo ho khan, buồn ở cổ họng.

cach-dieu-tri-benh-viem-thanh-quan-cap-va-man-tinh-2

Thông thường, viêm thanh quản cấp tính có thể tự khỏi sau 7 ngày nếu được chăm sóc tốt, nghỉ ngơi, uống nhiều nước và bổ sung các thực phẩm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Tuy nhiên, nếu triệu chứng khàn tiếng kéo dài hơn 2 tuần, khó thở, phát ra âm thanh the thé khi hít thở, khó nuốt, chảy nhiều nước dãi và bị sốt cao hơn 390C thì người bệnh cần phải đi gặp bác sĩ sớm để được thăm khám và điều trị cụ thể.

Cách điều trị bệnh viêm thanh quản cấp và mãn tính

1/Cách điều trị bệnh viêm thanh quản cấp tính

  • Điều trị theo Tây y:

– Thuốc kháng sinh: Kháng sinh hóm B lac-tam như Amoxilin, Taxetil hoặc kháng sinh nhóm Macrolid như Davercine…

– Thuốc chống viêm: Thuốc chống viêm và giảm phù nề Corticosteroid có thể giảm viêm nhiễm dây thanh. Tuy nhiên, không nên lạm dụng thuốc và chỉ sử dụng trong các trường hợp thực sự cần thiết.

cach-dieu-tri-benh-viem-thanh-quan-cap-va-man-tinh-2

  • Điều trị theo Đông y:

– Ngậm lá xương sông và giấm:

Đem 5-10 lá xương sông rửa sạch và đập nhẹ cho ra tinh dầu rồi nhúng vào 20-30ml giấm ăn. Sau khi súc miệng bằng nước muối loãng thì ngậm lá xương sông và nuốt nước ngày 2-3 lần đến khi khỏi bệnh.

– Uống nước giá đỗ:

Dùng 1 nắm giá đỗ xanh đem rửa sạch rồi giã nát, cho 200ml nước sôi vào khuấy đều. Ngậm 10-20ml nước giá đỗ rồi nuốt từ từ. Kết hợp với ăn giá đỗ sống cũng cho kết quả tốt.

– Dùng rễ cây rẻ quạt:

Cho 10-20g thân rễ cây rẻ quạt tươi nhúng qua nước sôi rồi giã nát với vài hạt muối. Sau đó vắt lấy nước rồi ngậm và nuốt nước dần.

2/Cách điều trị bệnh viêm thanh quản mạn tính

  • Điều trị tại chỗ:

Xông, khí dung thanh quản bằng dung dịch kháng sinh và corticoid 1 lần/ngày. Làm thuốc thanh quản bơm trực tiếp vào thanh quản.

  • Điều trị toàn thân:

– Dùng thuốc chống viêm steroid như dexamethasone, methylprednisolon…

– Thuốc chống viêm dạng men như alpha chymotripsin, lysozym

cach-dieu-tri-benh-viem-thanh-quan-cap-va-man-tinh-4

  • Luyện giọng: 

Tùy theo tình trạng tổn thương giọng mà áp dụng các bài tập luyện giọng phù hợp.

  • Phẫu thuật:

Chỉ định trong các trường hợp viêm thanh quản mãn tính có hạt xơ dây thanh, polyp dây thanh hay nang nhày.

Trong trường hợp viêm thanh quản mãn tính đặc hiệu như lao thanh quản, giang mai hay viêm thanh quản mãn tính thể bạch sản thì cần phải có phác đồ điều trị chuyên biệt.

THÔNG TIN CẦN THIẾT:

Những điều bệnh nhân cần lưu ý khi bị viêm thanh quản

  • Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày.
  • Uống nhiều nước để bổ sung lượng nước cho cơ thể, đồng thời làm sạch và bảo vệ họng và thanh quản. Không uống nước đá lạnh, không uống rượu bia, hút thuốc lá để tránh làm khô họng và dây thanh.
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.
  • Tránh dùng thuốc thông mũi vì có thể làm khô họng, không tốt cho quá trình hồi phục của thanh quản.
  • Giữ ấm cơ thể, nhất là mũi và cổ họng.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức ảnh hưởng đến việc hồi phục thanh quản.
  • Hạn chế nói chuyện, tránh ca hát, nói to, nói trong thời gian dài. Nên sử dụng loa hoặc micro để hạn chế áp lực trong những trường hợp bắt buộc.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới

TOP Thuốc trị ho hiệu quả tốt và cách sử dụng an toàn theo lời khuyên của chuyên gia

Mẹ trẻ 9X giúp con THOÁT KHỎI cơn ho dai dẳng chỉ nhờ 1 liệu trình thảo dược

Viêm amidan: Dấu hiệu nhận biết BIẾN CHỨNG KỀ CẬN và giải pháp ĐẨY LÙI bệnh hiệu quả nhất

Chuyên gia CHỈ RÕ triệu chứng viêm họng cần giải quyết sớm tránh biến chứng khôn lường

BÓC TRẦN hiệu quả các cách trị viêm amidan tại nhà hàng nghìn người “truyền tai nhau”

Viêm amidan hốc mủ không giải quyết sớm dẫn đến ÁP XE AMIDAN cực nguy hiểm

Viêm họng hạt không còn là nỗi lo khi ĐIỀU TRỊ SỚM và ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP

Sai lầm thường gặp trong chữa viêm họng tại nhà khiến bệnh “trở nặng” 

[Chuyên gia tư vấn] Thuốc chữa viêm họng an toàn “CỰC NHẠY” người bệnh nên sử dụng

Viêm amidan ở trẻ có thể gây NGƯNG THỞ, VIÊM KHỚP, VIÊM TIM nếu không xử lý kịp thời