Ho về đêm và cách chữa trị hiệu quả

Ho là một trong những phản xạ của cơ thể nhằm tống các dị vật ra ngoài nhằm làm sạch đường hô hấp. Trong đó, ho về đêm là một triệu chứng thường gặp khi thời tiết thay đổi nhiệt độ cùng với những tác động từ môi trường. Cùng tìm hiểu triệu chứng ho về đêm và cách chữa trị bệnh hiệu quả để bảo vệ cơ thể trước bệnh tật nhé.

Ho về đêm là bệnh gì? 

Ho là phản xạ sinh lý của cơ thể và là triệu chứng của nhiều căn bệnh. Trong điều kiện thời tiết khí hậu bắt đầu có những chuyển biến thất thường từ nóng sang lạnh thì hệ hô hấp của con người càng dễ bị kích thích và gây ra những cơn ho về đêm.

Ho về đêm là triệu chứng nói đến những cơn ho chỉ xuất hiện vào ban đêm. Ho có thể xuất hiện từng cơn hoặc kéo dài dai dẳng. Không như những chứng ho khác, ho về đêm xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Nếu chẳng may bạn mắc phải chứng bệnh ho về đêm, hãy thận trọng vì có thể đây là dấu hiệu của một số căn bệnh như sau:

ho-ve-dem-va-cach-chua-tri-hieu-qua-1

– Đường hô hấp có dị vật hay chất nhầy:

Để có nhận thức rõ những sai lầm dễ gặp phải khi chữa trị ho, từ đó chủ động chữa trị ho hiệu quả, đúng cách, hãy lắng nghe những chia sẻ của Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Phương trong bài viết này. ĐỌC NGAY!

Vào ban đêm, khi trẻ ngủ chất nhầy ứ đọng trong cổ họng. Điều này có thể gây kích thích làm trẻ bị ho, nghẹt thở và quấy khóc cả đêm. Một số bé còn bị đau bụng, ho nhiều khiến cho trẻ bị mặt đỏ, cong người khi ho. Nếu trẻ bị ho sặc sụa, khó thở, kèm theo đó là mặt tái mét thì có thể là do trong cổ họng có dị vật.

– Do hen suyễn:

Bé bị hen cũng thường xuất hiện những cơn ho về đêm. Các cơn ho kéo dài khiến cơ thể trẻ trở nên mệt mỏi, suy yếu. Ho nhiều có thể làm trẻ dễ gặp phải tình trạng nôn trớ.

Người lớn khi bị bệnh hen suyễn thường gặp phải triệu chứng như ho khan, thở rít, ho nhiều về đêm, kèm theo ngực nặng,…

– Viêm xoang mũi:

Khi bị viêm xoang mũi, đờm nhầy trên mũi có thể chảy xuống cổ họng và làm bé bị ho.

Ở người lớn, viêm xoang mũi thường sẽ làm tắc nghẹt mũi. Vào ban đêm, các chất nhầy sẽ nhanh chóng chảy xuống sau cổ họng và ứ đọng gây kích thích cổ họng gây ho. Viêm xoang khiến bệnh nhân khi ngủ phải thở miệng, dẫn đến khô rát họng và gây ho nhiều hơn.

– Trào ngược dạ dày – thực quản:

Trẻ bị ho về đêm khi ngủ, thường sẽ ho sặc từng cơn gây nôn trớ. Bạn nên lưu ý vì rất có thể là do bệnh trào ngược dạ dày. Chứng ho này thường xảy ra ở các bé ăn tối vào gần giờ đi ngủ. Điều này khiến cho lượng thức ăn chưa kịp tiêu hóa nên cùng với dịch vị gây trướng dạ dày. Lâu ngày làm cho các cơ dạ dày bị suy yếu. Đồng thời dễ làm dịch vị trào ngược lên thực quản và cổ họng, gây ra hiện tượng kích thích gây ho sặc.

Ở người lớn thường sẽ có các triệu chứng khó tiêu, ợ nóng trong dạ dày. Do đó, người bệnh sẽ gặp phải hiện tượng trào ngược lên phổi gây ho về đêm. Trong trường hợp này, người bệnh hãy cố gắng ăn ít vào buổi tối. Đồng thời khi ngủ gối cao đầu khi ngủ để giảm trào ngược và giảm ho.

→ Bạn có thể xem thêm: Đau rát họng về đêm là triệu chứng bệnh gì?

Cách chữa trị ho về đêm hiệu quả

ho-ve-dem-va-cach-chua-tri-hieu-qua-2

  • Đối với trẻ em:

– Hạn chế cho bé ăn uống thường xuyên gần giờ đi ngủ. Bạn nên cho bé ăn trước đó ít nhất 1 giờ. Hạn chế cho bé ăn những loại thức ăn tanh như tôm, cua, ghẹ để tránh kích thích gây ho.

– Thường xuyên vệ sinh mũi họng cho bé. Đồng thời khi ngủ, bạn hãy kê cao gối cho bé khi ngủ để ngăn đờm nhầy ứ đọng ở cổ họng. Giữ ấm cho trẻ để tránh nhiễm lạnh.

– Bố mẹ có thể cho trẻ uống thêm 1 muỗng mật ong trước khi đi ngủ hay áp dụng một số bài thuốc trị ho của dân gian như mật ong hấp quất, tỏi, hẹ, húng chanh, gừng,… 3-4 lần/ ngày. Đây cũng là cách để giúp các bé giảm ho an toàn. Tuy nhiên, không dùng mật ong cho bé dưới 1 tuổi.

  • Đối với người lớn:

Khi bị ho về đêm, bạn hãy thoa dầu nóng vào huyệt dũng tuyền ở chỗ lõm lòng bàn chân. Sau đó mang vớ vào chân trước khi đi ngủ. Cách này giúp tăng cường lưu thông khí huyết, kích thích huyệt dũng tuyền. Chỉ cần thực hiện 3 – 5 đêm sẽ khỏi ho đêm rất hiệu nghiệm.

Bên cạnh đó, bạn có thể dùng thêm bài thuốc dân gian chữa ho sau đây:

  • Cho 100g rễ trà, 50g gừng tươi đem nấu nước, lọc bỏ bã rồi pha nước với mật ong.
  • Mỗi lần uống 20ml nước thuốc, ngày uống 2 lần sẽ mang đến hiệu quả rất tốt.

LỜI KHUYÊN:

Ho về đêm kéo dài sẽ khiến cơ thể người bệnh suy nhược, mất ngủ, mệt mỏi, sụt cân,… ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Vì vậy, khi phát hiện ho về đêm kéo dài hơn 5 ngày kèm theo khó thở, sổ mũi, đau bụng,… bệnh nhân cần nhanh chóng đi khám và điều trị sớm. Ở trẻ nhỏ, bố mẹ cần giữ ấm cho trẻ và đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa để được chăm sóc hiệu quả.

Đội ngũ chuyên gia Nhất Nam Y Viện đã xây dựng thành công phác đồ chữa ho từ bài nam dược kế thừa tinh hoa YHCT triều Nguyễn. Phác đồ này mang lại hiệu quả toàn diện: LOẠI BỎ TRIỆU CHỨNG - XÓA SỔ GỐC BỆNH - DỰ PHÒNG TÁI PHÁT.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới

TOP Thuốc trị ho hiệu quả tốt và cách sử dụng an toàn theo lời khuyên của chuyên gia

Mẹ trẻ 9X giúp con THOÁT KHỎI cơn ho dai dẳng chỉ nhờ 1 liệu trình thảo dược

Viêm amidan: Dấu hiệu nhận biết BIẾN CHỨNG KỀ CẬN và giải pháp ĐẨY LÙI bệnh hiệu quả nhất

Chuyên gia CHỈ RÕ triệu chứng viêm họng cần giải quyết sớm tránh biến chứng khôn lường

BÓC TRẦN hiệu quả các cách trị viêm amidan tại nhà hàng nghìn người “truyền tai nhau”

Viêm amidan hốc mủ không giải quyết sớm dẫn đến ÁP XE AMIDAN cực nguy hiểm

Viêm họng hạt không còn là nỗi lo khi ĐIỀU TRỊ SỚM và ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP

Sai lầm thường gặp trong chữa viêm họng tại nhà khiến bệnh “trở nặng” 

[Chuyên gia tư vấn] Thuốc chữa viêm họng an toàn “CỰC NHẠY” người bệnh nên sử dụng

Viêm amidan ở trẻ có thể gây NGƯNG THỞ, VIÊM KHỚP, VIÊM TIM nếu không xử lý kịp thời