Nghe kém – Nguyên nhân và cách khắc phục
Ô nhiễm tiếng ồn, tuổi tác lớn… khiến nhiều người phải đối mặt với tình trạng khả năng nghe bị suy giảm. Nghe kém ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của con người từ công việc đến học tập, các mối quan hệ xã hội hằng ngày, thậm chí nó còn khiến nhiều người cảm thấy xấu hổ, tự ti, dễ nổi nóng và phát sinh những suy nghĩ tiêu cực. Do đó, người gặp vấn đề về khả năng năng nghe cần sớm tìm cách khắc phục để lấy lại thính lực cho mình.
Nguyên nhân mắc chứng nghe kém
– Do ô nhiễm tiếng ồn: tiếng ồn không chỉ tác động về mặt thính giác mà còn gây ra những xung động hướng tâm gây tác động lên hệ thần kinh trung ương. Tiếng ồn có cường độ từ 75-80dBA đã có thể gây mệt mỏi, đau đầu; 90dBA gây ù tai và ảnh hưởng đến khả năng lao động trí óc. Tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn thông qua các hình thức (nghe nhạc âm lượng lớn, làm việc trong môi trường nhà máy, công trường…) lâu dần sẽ khiến tai bị tổn thương dẫn đến nghe kém.
– Do tuổi tác: tỉ lệ người cao tuổi mắc chứng nghe kém thường gấp đôi so với người trẻ, nguyên nhân là do tuổi tác làm lão hóa các cơ quan nghe bên trong tai, mức độ từ nhẹ đến nặng theo thời gian, lâu dầu có thể bị điếc hoặc lãng tai.
– Do một số bệnh lý viêm nhiễm ở tai như thủng màng nhĩ, khối u ở tai giữa, tai ngoài hoặc tai trong.
– Do sử dụng thuốc chứa độc tính gây hại đến thính giác: bao gồm các thuốc kháng sinh thuộc nhóm aminosid như Streptomycin hay Gentamycin, các loại thuốc hóa chất điều trị ung thư như Cisplatin… thuốc lợi tiểu, thuốc chống sốt rét.
– Do chấn thương, ráy tai hoặc có dị vật trong ống tai.
– Do di truyền: nếu trong gia đình có thành viên từng mang tiểu sử mắc chứng nghe kém từ bé thì khả năng lớn sẽ có một thành viên khác trong gia đình cũng gặp vấn đề tương tự.
THÔNG TIN LIÊN QUAN:
Cách khắc phục chứng nghe kém
Khắc phục chứng nghe kém còn tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ mất thính lực của người bệnh mà có thể lựa chọn một trong các giải pháp sau:
– Loại bỏ tắt nghẽn sáp nếu nguyên nhân nghe kém là do rái tai. Với cách này, các bác sĩ sẽ dùng dầu để lới lỏng ráy tai, sau đó xả nước rồi mới hút sáp ra.
– Sử dụng thiết bị trợ thính, dùng trong trường hợp người bệnh mất thính lực do tổn thương tai trong, thiết bị trợ thính sẽ làm cho âm thanh rõ hơn, giúp người bệnh dễ nghe hơn. Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý lựa chọn các thiết bị trợ thính đảm bảo an toàn, được bày bán tại những cơ sở y tế hoặc hiệu thuốc uy tín, tránh trường hợp mua phải hàng nhái, hàng giả sau một thời gian sử dụng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là điếc.
– Cấy ốc tai, đây là phương pháp được áp dụng rộng rãi cho người bị mất thính lực nghiêm trọng, khác với máy trợ thính, ốc tai được xem là thiết bị bù đắp cho những tổn thương, hư hỏng bên trong tai. Khi bạn có nhu cầu hoặc được bác sĩ chỉ định cấy ốc tai, họ sẽ bàn bạc với bạn về những rủi ro cũng như lợi ích mà phương pháp này đem lại, quyền quyết định còn lại là ở bạn.
Lời khuyên dành cho bạn: để hạn chế nguy cơ mắc chứng nghe kém bạn cần tránh xa những nơi có tiếng ồn, không dùng các vật sắc, nhọn để ngoáy tai, xem xét chỉ định của bác sĩ về những loại thuốc chứa độc tố gây hại cho thính giác. Trường hợp có các dấu hiệu suy giảm sức nghe cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và xử lý kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!