Nguyên nhân chứng ngáy khi ngủ là gì?
Ngủ ngáy là hiện tượng phổ biến có thể xảy ra ờ bất kỳ ai không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bản thân mà còn cả những người xung quanh. Vậy, nguyên nhân chứng ngáy khi ngủ là gì? Tìm hiểu các thông tin sau đây sẽ giúp bạn có biện pháp khắc phục tình trạng này hiệu quả.
Ngủ ngáy là hiện tượng không khí không được lưu thông dễ dàng qua vùng mũi và miệng trong khi ngủ do hẹp ở đường mũi hay các cơ xung quanh cổ họng chùng xuống quá mức làm cản trở sự lưu thông của không khí. Khi đó, não phát tín hiệu tăng áp lực hít thở làm rung động ở phần mềm và lưỡi gà trong cổ họng gây ra các âm thanh gọi là tiếng ngáy ngủ.
Nguyên nhân chứng ngáy khi ngủ là gì?
Nguyên nhân gây ra chứng ngáy khi ngủ ở mỗi người thường không giống nhau. Tùy theo tình trạng ngủ ngáy ở mỗi người như thế nào mà có nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là các nguyên nhân gây ngáy ngủ phổ biến nhất:
#1. Do tuổi tác
Chứng ngủ ngáy rất thường gặp ở những người sau tuổi trung niên do các cơ vùng cổ kém đàn hồi khiến vùng cổ họng bị hẹp. Vì thế không khí cũng kém lưu thông qua cổ họng gây ra chứng ngáy ngủ.
#2. Những bất thường ở hầu họng
Vòm miệng hoặc lưỡi gà dài, mềm; cơ họng và lưỡi ít hoạt động hay trẻ em có amidan hoặc hạch họng to có thể gây tắc nghẽn đường thở từ mũi xuống họng và làm phát ra tiếng ngáy.
#3. Những bất thường ở mũi và xoang
Những bất thường ở mũi và xoang như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, lệch vách ngăn mũi hay các chứng viêm mãn tính trong khoang mũi có thể gây tắc nghẽn đường thở. Điều này khiến sự lưu thông của không khí gặp nhiều khó khăn và dẫn đến chứng ngáy khi ngủ.
#4. Lạm dụng chất kích thích, thuốc giãn cơ
Những người lạm dụng chất kích thích như bia rượu, hay các thuốc giãn cơ như thuốc an thần, thuốc kháng Histamine có thể khiến các cơ vùng cổ kém đàn hồi, bị chùng xuống và liên tục tạo áp lực lên đường thở.
#5. Thừa cân, béo phì
Những người bị thừa cân, béo phì có thể làm tăng lượng mô mỡ ở vùng cổ và giảm trương lực cơ vùng hầu họng. Từ đó, làm tăng nguy cơ mắc chứng ngáy ngủ do hẹp đường họng.
#6. Ngủ sai tư thế
Ngủ với tư thế nằm ngửa thường dễ bị ngáy hơn các tư thế khác do lưỡi gà và các cơ màn hầu bị chùng xuống và gây hẹp đường thở. Từ đó làm xuất hiện hiện tượng ngáy ngủ.
BẠN CÓ THỂ TÌM HIỂU THÊM:
Khắc phục chứng ngáy khi ngủ như thế nào?
Để khắc phục chứng ngáy khi ngủ, bạn cần thực hiện một số biện pháp sau đây:
- Tránh sử dụng các chất kích thích, thuốc an thần trước khi ngủ để tránh gây kích thích niêm mạc mũi họng hoặc gây giãn cơ ảnh hưởng đến sự lưu thông không khí ở đường thở.
- Duy trì cân nặng phù hợp giúp giảm thiểu tăng lượng mô mỡ phía sau thành họng.
- Giữ vệ sinh mũi – họng sạch sẽ để giúp khoang mũi thông thoáng và trành bị tắc nghẽn.
- Gối đầu cao khi ngủ 10 cm để cằm và họng đưa ra phía trước, thay đổi tư thế ngủ từ nằm ngửa thành nằm nghiêng để hạn chế chứng ngủ ngáy.
- Sử dụng máy làm ẩm không khí để tránh không khí bị khô gây kích ứng niêm mạc mũi họng.
- Cải thiện thói quen sinh hoạt và nghỉ ngơi sao cho phù hợp, nên đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc để hạn chế phát sinh tiếng ngáy.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để duy trì cân nặng hợp lý, cải thiện tim mạch và hô hấp và tăng trương lực cơ vùng cổ và hầu họng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!