Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Tây trị ho
Điều trị bệnh ho bằng thuốc Tây y là phương pháp phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, sử dụng thuốc Tây trị ho không phải muốn dùng là có thể dùng. Bạn cần phải biết đâu là những loại thuốc Tây dùng để trị ho và cả những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Tây trị ho để đảm bảo an toàn và tránh gây phản tác dụng.
Thuốc Tây trị ho là những loại thuốc nào?
Trong điều trị ho bằng Tây y, các loại thuốc được sử dụng bao gồm các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, diệt khuẩn. Tùy theo thể bệnh ho khan, ho đờm… mà sử dụng loại thuốc phù hợp. Các dạng thuốc cũng có sự khác nhau như thuốc siro trị ho, thuốc viên dùng để uống hoặc ngậm bao gồm các thành phần giảm đau, kháng khuẩn, kháng viêm, gây tê… Thông thường, trẻ nhỏ bị ho thường được cho sử dụng dạng siro để bé dễ hấp thu.
- Các loại thuốc đặc trị ho khan gồm có calyptin, codein, chericof, dextromethorphan, eucalyptine, neo-codion, pholcodine…
- Các loại thuốc đặc trị ho có đờm bao gồm mucomyst, mucusan, terpicod, terpin hydrat, rinathiol promethafine…
Khi sử dụng thuốc Tây trị ho, cần thận trọng với những người có tiền sử loét dạ dày – tá tràng, chống chỉ định thuốc với người bị hen suyễn, suy hô hấp, trẻ em và phụ nữ mang thai/cho con bú vì có thể gây tắc nghẽn đường thở, tràn dịch phổi hoặc tổn thương niêm mạc dạ dày.
BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO:
Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Tây trị ho
#1/Xác định nguyên nhân gây ho
Ho là một triệu chứng rất phổ biến của các bệnh đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản… Vì vậy, việc xác định nguyên nhân gây ho sẽ giúp bạn kết hợp điều trị ho song song với điều trị nguyên nhân gây bệnh, giúp quá trình điều trị đạt kết quả nhanh chóng.
#2/Nhận biết các triệu chứng nguy hiểm
Có thể bạn chỉ bị ho thông thường nhưng cũng có thể kèm theo các dấu hiệu nguy hiểm như ho ra máu; ho có đờm xanh, nâu gỉ, vàng; ho ra mủ có mùi hôi; ho gây đau ngực; ho kèm theo khó thở hay khò khè; ho nhiều vào ban đêm; khản tiếng; sốt, vã mồ hôi; phù hai chân; sút cân đột ngột… Người bệnh cần đi khám ngay để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị chính xác, kịp thời. Không tự ý dùng thuốc để tránh phản ứng phụ.
#3/Tránh những thành phần làm bạn bị dị ứng
Ở một số thuốc trị ho phối hợp nhiều thành phần như kháng sinh, sát khuẩn, opioid, các chất làm long đờm, chất giống giao cảm và kháng histamin… có thể ảnh hưởng đến những người cao huyết áp, bệnh mạch vành, bệnh tuyến giáp, bệnh đái tháo đường, u phì đại tuyến tiền liệt, người suy hô hấp, bệnh tim, tai biến mạch máu não, phụ nữ mang thai, trẻ em và người cao tuổi. Vì vậy, bạn cần nói rõ với bác sĩ về tình trạng của mình, những thành phần nào khiến mình bị dị ứng để được kê loại thuốc phù hợp.
#4/Tái khám nếu quá trình điều trị không hiệu quả
Thời gian điều trị ho bằng thuốc Tây kéo dài từ 3-5 ngày. Sau thời gian này, nếu triệu chứng ho không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn hãy ngừng dùng thuốc và đến bệnh viện để tái khám. Bác sĩ điều trị sẽ xem xét nguyên nhân và chỉ định phương pháp điều trị khác phù hơp với tình trạng của bạn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!