Những lưu ý khi sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng
Các loại thuốc trị viêm mũi dị ứng thường dùng là thuốc thuộc các nhóm kháng sinh, thuốc gây co mạch, corticoid,… Các loại thuốc này khi sử dụng có ưu điểm là tác dụng nhanh làm giảm triệu chứng ngứa mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi nhưng dễ gây ra tác dụng phụ. Chính vì vậy, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, các bạn cần lưu ý tới một số vấn đề được nêu dưới đây. Những lưu ý cụ thể khi sử dụng từng loại thuốc mà bạn cần nắm rõ.
Thuốc kháng histamin
Là các kháng histamin thụ thể H1 được dùng với 2 nhóm là thế hệ 1 và thế hệ 2, có tác dụng làm giảm các triệu chứng sổ mũi, ngứa mũi, chảy nước mũi. Thuốc này không có tác dụng trị nghẹt mũi. Khi dùng cần chú ý các tác dụng phụ có thể xảy ra gồm:
– Thuốc kháng histamin thế hệ 1 có thể gây buồn ngủ nên thường không tiện dùng.
– Thuốc kháng histamin thế hệ 2 tuy không gây buồn ngủ nhưng tác dụng phụ nặng thường gây rối loạn nhịp tim nên cấm dùng.
Nhóm thuốc gây co mạch
Thuốc này có 3 dạng dùng là dạng uống, dạng nhỏ hay xịt mũi và dạng làm săn niêm mạc mũi. Cụ thể như sau:
– Thuốc dạng uống dùng điều trị cho các trường hợp bệnh viêm mũi dị ứng có biểu hiện mạch máu ở niêm mạc mũi bị giãn, làm sung huyết, phù nề gây nghẹt mũi. Khi dùng thuốc có tác dụng giảm nghẹt mũi.
Các loại thuốc thường dùng là Ephedrin có thể gây tác dụng phụ như tăng huyết áp, tăng nhịp tim, đau thắt ngực, nhức đầu, chóng mặt, run chân tay, chán ăn. Do vậy không dùng thuốc này cho các trường hợp bị cao huyết áp, các bệnh tim mạch, tiểu đường. Thuốc phenylpropanolamin có độc tính cao hơn nên cấm dùng.
– Thuốc dạng nhỏ hay xịt mũi: các loại thuốc thường dùng như naphazolm, xylomethazolin… Tác dụng của chúng là chống nghẹt mũi, tạo cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên nếu dùng lâu dài có thể gây ra các tác dụng phụ cần lưu ý như tăng huyết áp, chóng mặt, đau đầu,… Do vậy thuốc được chỉ định dùng trong thời gian ngắn, thường không quá 7 ngày.
– Thuốc làm săn niêm mạc mũi: Dung dịch natriclorid 0,9% làm săn niêm mạc, gây co mạch, chống sung huyết, phề nề nên đỡ nghẹt mũi. Không độc.
Nhóm corticoid
Nhóm thuốc này cũng thường được dùng để trị viêm mũi dị ứng, thường dùng dưới 2 dạng là dạng xịt và dạng uống.
Thuốc dạng xịt có tác dụng làm giảm tức thời các triệu chứng bệnh và không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, thuốc không mang lại hiệu quả lâu dài và khi dùng cần kiên trì trong thời gian dài. Khi bị nghẹt mũi nên dùng thuốc uống hay tiêm bằng coritcoid có tác dụng nhanh hơn nhưng không được dùng lâu dài.
Các loại thuốc coritcoid dạng uống thường gây ra tác dụng phụ nên chỉ dùng trong thời gian ngắn mỗi đợt không quá 2 tuần và phải sau 3 tháng mới được dùng một đợt.
Người bệnh không nên dùng thuốc coritcoid dạng uống hay tiêm thay thế hoàn toàn cho thuốc dạng xịt. Không dùng cho người bệnh bị glaucome, bệnh tiểu đường, tăng huyết áp nặng, nhiễm khuẩn nặng, viêm giác mạc do virut.
Trẻ em khi dùng thuốc coritcoid dạng xịt nên dùng như thuốc natriclorid 0,9%. Bên cạnh đó có thể dùng thuốc ephedrin 1% nhưng chỉ dùng khi thật cần thiết, không dùng quá 8 ngày. Dùng thuốc coritcoid trị viêm mũi dị ứng cho trẻ em cần hết sức thận trọng và tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây tác dụng phụ.
Người bệnh bị viêm mũi dị ứng được khuyến cáo không nên tự ý dùng thuốc điều trị vì có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm. Do đó cần tuân thủ theo đơn thuốc và hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó cần thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tại nhà.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!