Thận trọng bệnh viêm họng có mủ ở người lớn
Không chỉ trẻ em mà người lớn cũng có nguy cơ cao mắc viêm họng mủ nếu không chú ý bảo vệ đường thở cẩn thận và sức đề kháng yếu. Hãy thận trọng bệnh viêm họng có mủ ở người lớn bởi chúng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn bạn tưởng nếu không điều trị kịp thời và triệt để.
Viêm họng mủ là gì?
Viêm họng mủ là một dạng bệnh viêm họng được gây ra bởi vi rút hoặc vi khuẩn. Cũng như bệnh viêm họng thông thường, bệnh nhân bị viêm họng mủ sẽ cảm thấy đau rát họng, nuốt đau, ngứa họng, cổ họng vướng víu khó chịu ngay cả khi nuốt nước bọt, sốt nhẹ, toàn thân mệt mỏi,… Đặc biệt, đặc điểm để dễ dàng nhận biết triệu chứng bệnh viêm họng mủ đó là khi quan sát ở bề mặt niêm mạc họng, cuống họng sẽ thấy có các chấm mủ trắng – sự xuất hiện của chúng khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu.
Việc điều trị bệnh viêm họng mủ cũng không có gì khó khăn, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn hay virut gây ra mà bác sĩ sẽ hướng dẫn cách điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý chẩn bệnh và mua thuốc về điều trị tại nhà, bởi viêm họng mủ thường bị viêm amidan và cách điều trị amidan cũng có nhiều điểm khác biệt. Nếu được chỉ định dùng thuốc, bệnh nhân chỉ cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ và bảo vệ đường hô hấp cẩn thận, giữ gìn vệ sinh răng miệng thì vài ngày sau biểu hiện viêm họng mủ sẽ giảm.
→Có thể bạn quan tâm: Cách điều trị bệnh viêm họng mủ ở trẻ em
Tuy nhiên, không phải ai cũng ý thức được điều này.
Bệnh viêm họng mủ ở người lớn có nguy hiểm không?
Nhiều người bệnh chủ quan nghĩ rằng: Bệnh viêm họng mủ có thể tự khỏi không cần chữa trị nên không thăm khám và điều trị. Do đó, nhiều trường hợp gặp phải các hậu quả đáng tiếc do việc chậm trễ chữa trị. Bs chuyên khoa Tai mũi họng Đỗ Vân Lan cảnh báo: Cần thận trọng với bệnh viêm họng có mủ ở người lớn bởi chúng không hề đơn giản.
Viêm họng mủ có thể do vi khuẩn gây ra, do đó bệnh nhân có thể phải đối mặt với các biến chứng viêm họng mủ nguy hiểm như:
- Biến chứng tại chỗ: Gây apxe hoặc viêm tấy quanh họng, viêm tấy quanh amidan.
- Biến chứng gần: Vi khuẩn lây lan sang các cơ quan khác như: mũi, tai, thanh quản thậm chí là phổi,… gây viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phổi.
- Biến chứng xa: Gây thấp tim, thấp khớp, viêm cầu thận cấp.
Do đó, nếu phát hiện mình có dấu hiệu bệnh viêm họng nói chung và viêm họng mủ nói riêng không được lơ là. Tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho chính mình, bản thân mỗi người cần ý thức được tác hại của bệnh và chủ động thực hiện các biện pháp ngăn ngừa sau:
→ Bạn nên xem thêm: Bệnh viêm họng mủ ở người lớn có chữa khỏi không?
Cách phòng tránh bệnh viêm họng mủ:
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi và chất độc hại. Nếu đi ra ngoài hãy đeo khẩu trang để bảo vệ đường hô hấp.
- Tránh lạm dụng đồ ăn thức uống lạnh.
- Vệ sinh răng miệng, mũi họng hàng ngày sạch sẽ.
- Có chế độ dinh dưỡng cân bằng, tăng cường tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức chống đỡ với bệnh tật.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!