Trẻ bị viêm mũi họng kéo dài nên làm gì ?
Đa phần các trường hợp bị viêm mũi họng là do thay đổi thời tiết, do lạnh và có thể tự khỏi sau vài ngày. Song trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu cùng với việc chăm sóc trẻ không đúng cách thì tình trạng này sẽ tái phát nhiều lần. Trẻ bị viêm mũi họng kéo dài nên làm gì ? – Là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ.
Viêm mũi họng ở trẻ – Những điều bạn chưa biết
Theo Bs Hoàng Văn Huân – Bv Tai mũi họng TW: Viêm mũi họng không hiếm gặp, đặc biệt ở trẻ em khi sức đề kháng yếu thì tình trạng này lại dễ gặp phải hơn. Theo thống kê cho thấy: Trẻ dưới 3 tuổi có thể viêm mũi 4 – 6 lần/năm sau đó giảm dần.
Trẻ bị viêm mũi họng thường có biểu hiện: Sốt đột ngột và khá cao 39-40oC trong 2-3 ngày; trẻ hay bứt rứt, quấy khóc, kém ăn, đôi khi có nôn ói, tiêu chảy; ngạt mũi kèm theo chảy nước mũi trong hoặc mũi nhầy mủ; ho. Viêm mũi họng ở trẻ hay gặp khi trời lạnh hoặc thay đổi thời tiết thất thường mà tác nhân chủ yếu là do virut gây ra. Do đó chúng chỉ kéo dài 5-7 ngày rồi thuyên giảm. Các mẹ chỉ cần:
- Cho trẻ nghỉ ngơi.
- Súc họng, xịt mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý hàng ngày.
- Dạy cho trẻ cách xì mũi đúng cách.
- Giữ ấm cơ thể bé, nên tắm cho trẻ bằng nước ấm trong phòng kín gió, tắm xong phải lau người thật khô rồi mặc quần áo sạch.
- Cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất để tăng cường sức chống đỡ giúp bệnh nhanh khỏi hơn,…
Song cũng cần lưu ý: Nếu kéo dài trên 7 ngày, đặc biệt nếu tái đi tái lại dễ bị bội nhiễm vi khuẩn và có thể gây ra các biến chứng viêm mũi họng như: viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa, viêm cầu thận cấp nếu do vi khuẩn,… nguy hiểm và trở thành viêm mũi họng mãn tính.
➟ Xem thêm: Viêm mũi họng xuất tiết ở trẻ em và những điều cần biết
Trẻ bị viêm mũi họng kéo dài nên làm gì?
Như đã nói ở trên, viêm mũi họng kéo dài là điều kiện thuận lợi dẫn đến nhiều biến chứng và đặc biệt nguy cơ tiến triển thành viêm mũi họng mãn tính rất cao. Do đó, trẻ bị viêm họng kéo dài các mẹ nên đưa trẻ đến các phòng khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để được chẩn đoán chính xác về nguyên nhân và tư vấn điều trị bệnh viêm mũi họng cho trẻ một cách tốt nhất.
Tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị viêm họng cho trẻ, đặc biệt là thuốc kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh những biến chứng xảy ra; cũng như tình trạng kháng thuốc sau này.
➟ Nên biết: Tuyệt đối không được lơ là bệnh viêm họng mủ ở trẻ
Ngoài việc điều trị theo chỉ định, các mẹ hãy chú ý đến vấn đề phòng bệnh để tránh tình trạng bệnh tái phát sau khi đã chữa khỏi: Hãy nhớ:
- Giữ ấm cho con mình khi thời tiết thay đổi, giữ ấm cho con khi trời lạnh, đặc biệt là vùng cổ ngực. Cho bé mặc thoáng mát vào mùa hè nóng nực.
- Chế độ ăn uống cho trẻ cần cân bằng các chất dinh dưỡng; nên cho trẻ uống đủ nước hàng ngày.
- Tập cho trẻ thói quen tự biết cách bảo vệ đường thở, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, vệ sinh cá nhân đúng cách.
Các mẹ không nên coi thường với chứng bệnh thông thường này. Khi nhận thấy trẻ có các biểu hiện bất thường như: Ngứa mũi, hắt hơi, mỏi tay chân, ăn ngủ kém, sốt hoặc ho, ho khan ngày càng nặng hoặc chuyển thành ho có đờm nhày đục/vàng xanh,… nên đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và hướng dẫn cách xử lý phù hợp. Tránh để lâu, bệnh nặng và khó chữa trị hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!