Nguyên nhân gây viêm amidan quá phát là gì ?
Viêm amidan quá phát là căn bệnh viêm amidan tái phát nhiều lần khiến amidan bị sưng to và mất đi kích thước ban đầu. Bệnh viêm amidan tái phát thường xảy ra ở trẻ em nhiều hơn người lớn và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, tìm hiểu những nguyên nhân gây viêm amidan quá phát sẽ giúp gia đình phòng bệnh cho trẻ tốt hơn.
Nguyên nhân gây viêm amidan quá phát
Viêm amidan quá phát là tình trạng amidan sưng to như hai hạt hạnh nhân ở hai bên thành họng và xâm lấn gây hẹp khoang họng. Khi viêm amidan tái đi tái lại nhiều lần sẽ dẫn đến viêm amidan quá phát khiến cho kích thước amidan bị sưng to và che lấp đường thở, gây khó thở và ảnh hưởng đến việc ăn uống.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, có tới 21% tỉ lệ trẻ em bị viêm amidan quá phát, cao gấp đôi so với tỉ lệ mắc bệnh này ở người lớn.
Các chuyên gia cũng cho rằng, viêm amidan quá phát là do viêm amidan mãn tính kéo dài không được điều trị hiệu quả. Khi bị viêm amidan mãn tính, các tác nhân gây bệnh đã khu trú trong amidan, nếu gặp điều kiện thuận lợi sẽ chuyển sang thể viêm amidan quá phát. Các triệu chứng viêm amidan quá phát cũng giống viêm amidan cấp thông thường như sốt, sưng viêm amidan, đau họng nhưng kéo dài dai dẳng và tái phát hơn lần/năm.
Ngoài nguyên nhân chính là do viêm amidan mãn tính, các tác nhân sau đây cũng khiến nguy cơ mắc bệnh viêm amidan quá phát tăng cao:
- Thời tiết thay đổi đột ngột, khí hậu nóng ẩm, lạnh, mưa nhiều, nắng nóng…
- Môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất, chất thải.
- Điều kiện sống không đảm bảo, vệ sinh thân thể kém.
- Hệ miễn dịch suy giảm, cơ thể nhạy cảm, dễ bị dị ứng.
- Tạng bạch huyết quá phát.
- Các bệnh viêm nhiễm mũi họng như viêm lợi, viêm họng, viêm V.A, viêm xoang.
- Cấu trúc amidan nhiều khe hốc tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ẩn.
Phòng ngừa bệnh viêm amidan quá phát
Bệnh viêm amidan quá phát gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp, giọng nói, ăn uống, sự phát triển thể chất và chất lượng của người bệnh, nhất là trẻ nhỏ. Vì vậy, việc phòng bệnh viêm amidan cần phải được đề cao và thực hiện hiệu quả.
Hãy luôn giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh, nhất là là vùng cổ, ngực, tay, chân. Vệ sinh mũi họng sạch sẽ mỗi ngày, nên sử dụng nước muối để súc họng nhằm tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Chế độ dinh dưỡng cũng cần được chú ý, bạn nên uống nước ấm, ăn thức ăn mềm và lỏng; tránh uống nước đá, ăn đồ lạnh… Đồng thời, khám sức khỏe răng miệng định kỳ để ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh tai- mũi- họng.
Khi nhận thấy bản thân hoặc con em mình có dấu hiệu viêm họng, viêm amidan kéo dài, gây đau rát họng, khó nuốt, sốt cao hoặc có biểu hiện nôn, bạn nên nhanh chóng đi khám để được bác sĩ thăm khám và theo dõi điều trị.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!