Phân biệt nhiễm viêm họng do vi khuẩn và do virus
Viêm họng là một bệnh lý phổ biến mà đối tượng mắc chủ yếu là trẻ nhỏ, trong đó 85% trường hợp viêm họng là do virus, trong khi các loại kháng sinh thông thường chỉ có tác dụng diệt khuẩn, dùng kháng sinh không đúng cách còn có thể khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Do đó, khi bị viêm họng điều đầu tiên cần làm đó chính là phân biệt xem đây là viêm họng do virus hay vi khuẩn gây ra.
Viêm họng do vi khuẩn và do virus
Phân biệt viêm họng do virus và vi khuẩn
Viêm họng do virus chiếm đến 85% các ca nhiễm bệnh, chủ yếu do virus influenza, rhino hay adeno gây ra với triệu chứng chính gồm đau họng, nghẹt mũi, sổ mũi, đỏ mắt hoặc chảy nước mắt kèm theo khàn giọng.
Viêm họng do vi khuẩn là bệnh do liên cầu khuẩn tán huyết nhóm A hoặc B gây ra. Dạng viêm họng này thường có biểu hiện nặng hơn so với viêm họng do virus vì có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm lên tim hoặc chức năng của thận. Viêm họng do vi khuẩn rất thường gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 5-15 nhưng không có nghĩa là những người trong độ tuổi khác không thể mắc. Triệu chứng bệnh cũng tương tự với viêm họng do virus nhưng có điều kèm theo nuốt khó, amidan sưng đỏ và có đốm trắng.
Phân biệt cụ thể dựa vào các triệu chứng sau:
Viêm họng do vi khuẩn |
Viêm họng do virus |
Sốt cao từ 38.5 độ trở lên |
Ho |
Đau, sưng hạch ở cổ |
Chảy mũi, nghẹt mũi |
Đau đầu, đau bụng |
Viêm kết mạc |
Có nốt xuất huyết ở vòm |
Tiêu chảy |
Phát bệnh đột ngột trong 12 giờ đầu |
Có ban dạng virus |
Có chất xuất tiết ở amidan và họng |
Viêm họng do vi khuẩn và do virus
Hiện nay các phương pháp điều trị viêm họng có rất nhiều từ dùng thuốc kháng sinh đến súc họng bằng nước muối hay dùng viên ngậm hoặc các loại thuốc kháng viêm, giảm đau khác. Tuy nhiên biện pháp phòng tránh viêm họng tốt nhất vẫn là:
– Giữ ấm cơ thể đặc biệt là vùng cổ họng khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc khi chuyển lạnh.
– Giữ vệ sinh răng, miệng họng sạch sẽ bằng cách đánh răng thường xuyên và súc họng với nước muối.
– Đeo khẩu trang khi ra đường hoặc đến những nơi đông đúc nhiều khói bụi hoặc ô nhiễm.
– Tránh uống nước quá nóng hoặc quá lạnh, từ bỏ thói quen ngậm kẹo hoặc ăn kem khi trời lạnh.
– Luôn giữ phòng ngủ thoáng mát, không để gió lùa hoặc ẩm mốc có cơ hội xâm nhập.
– Uống đủ nước, ăn nhiều trái cây và dành thời gian mỗi ngày cho vài hoạt động thể chất để tăng cường đề kháng và sức dẻo dai của cơ thể.
– Cuối cùng, nếu lỡ mắc các bệnh về đường tai, mũi hay họng cần điều trị tận gốc tránh để mầm bệnh lưu lại trên cơ thể khi có điều kiện chúng sẽ lây lan và gây ra nhiều bệnh nguy hiểm khác.
→ Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!