Tập những thói quen này để trị tận gốc bệnh viêm họng
Bệnh viêm họng tái phát nhiều lần ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Để trị tận gốc bệnh viêm họng, bạn nên tập những thói quen sau đây nhằm ngăn chặn nguy cơ phát triển của căn bệnh thường gặp này.
Nguyên nhân gây bệnh viêm họng
Tác nhân chính gây viêm họng là do virus adeno, rhino, virus cúm, sởi…xâm nhập và gây ra 80% trường hợp bệnh viêm họng. Một số trường hợp còn lại là do các loại vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra. Tuy nhiên, ngoài nguyên nhân cơ bản là do virus hay vi khuẩn thì còn do rất nhiều yếu tố tác động và thúc đẩy sự hình thành của bệnh viêm họng. Cụ thể như:
- Môi trường ô nhiễm: môi trường ô nhiễm khiến không khí chứa nhiều khói bụi, hóa chất độc hại xâm nhập theo đường thở và gây bệnh.
- Thời tiết thay đổi: Sự thay đổi thất thường của thời tiết cũng khiến sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm, chưa kịp thích nghi tạo cơ hội thuận lợi cho virus hay vi khuẩn tấn công và gây bệnh.
- Các bệnh lý liên quan: Một số viêm nhiễm lân cận ở vùng mũi họng như viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản có khả năng lây lan sang vòm họng và gây viêm họng. Ngoài ra, các bệnh về đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày- thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm họng cao hơn.
THÔNG TIN THÊM:
Tập những thói quen này để trị tận gốc bệnh viêm họng
Vêm họng là căn bệnh phổ biến và có nguy cơ tái phát rất cao nếu điều trị không đúng cách. Có rất nhiều trường hợp chữa viêm họng mãi mà không khỏi, làm ảnh hưởng đến việc học tập, công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày khiến nhiều người cảm thấy rất phiền toái. Có thể, tình trạng viêm họng của bạn không có chuyển biến tốt là do bạn chưa chú ý thực hiện tốt một số biện pháp bảo vệ. Hãy tập những thói quen dưới đây để trị tận gốc bệnh viêm họng.
1/Vệ sinh tai mũi họng
Vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ hàng ngày là biện pháp đơn giản nhất giúp bạn phòng ngừa cũng như hỗ trợ quá trình điều trị các bệnh về tai mũi họng hiệu quả. Hãy đánh răng sau các bữa ăn trong ngày, rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Súc họng bằng nước muối loãng sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.
2/Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài
Đeo khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài đường sẽ giúp bạn tránh hít phải khói bụi, hóa chất, các chất ô nhiễm… trong không khí. Từ đó, ngăn chặn virus, vi khuẩn tấn xâm nhập và truyền bệnh cho cơ thể.
3/Từ bỏ một số thói quen xấu trong ăn uống
Thường xuyên ngậm kẹo ngọt, ăn kem, uống nước đá, nước ngọt có ga, thức ăn nhanh, đồ chiên/nướng… là những thói quen không tốt cho sức khỏe, có thể làm tổn thương vùng họng. Vì vậy, hãy sớm từ bỏ những thói quen này nếu bạn không muốn căn bệnh trở nên nghiêm trọng hơn nhé.
4/Giữ nhiệt độ cơ thể ổn định
Nhiệt độ cơ thể ổn định, không quá lạnh sẽ loại bỏ môi trường ẩn nấp và phát triển của virus, vi khuẩn. Bạn nên sắp xếp môi trường sống ngăn nắp, thông thoáng, tránh gió lùa. Nếu có sử dụng máy điều hòa thì hãy chỉnh nhiệt độ ở mức trung bình, không để nhiệt độ quá lạnh. Nhiệt độ 25 độ C được coi là nhiệt độ thích hợp nhất đối với cơ thể.
5/Khám sức khỏe tai mũi họng định kỳ
Theo dõi sức khỏe định kỳ, đặc biệt là vùng tai mũi họng sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời ngay từ giai đoạn mới phát bệnh. Tránh các bệnh lý viêm nhiễm có khả năng lây lan gây viêm họng hay những biến chứng của bệnh viêm họng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!