Viêm amidan có gây ho không?

    Viêm amidan là những tổn thương cấp hoặc mãn tính, bệnh có thể gặp ở mọi độ tuổi nhưng phổ biến nhất là đối tượng trẻ em. Trung bình có khoảng 30% dân số cả nước mắc amidan mỗi năm, bệnh thường tự khỏi khi hệ miễn dịch của cơ thể được tăng cường, số khác kém may mắn hơn có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như viêm khớp, áp xe amidan hay viêm cầu thận…

Để giải đáp hết những thắc mắc của bạn đọc xung quanh căn bệnh này, chúng tôi đã gửi toàn bộ câu hỏi cho những bác sĩ chuyên khoa đầu ngành tại bệnh viện Tai Mũi Họng Tp. HCM, và sau đây là phần trả lời của các bác sĩ.

viem-amidan-co-gay-ho-khong

Thưa bác sĩ, cháu được chẩn đoán viêm amidan cấp tính không biết hướng điều trị như thế nào ạ?

Chào cháu, thật ra viêm amidan có thể tự khỏi nếu sức đề kháng của cơ thể được tăng cường. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tốt nhất cháu nên điều trị các triệu chứng của bệnh để tránh tình trạng viêm chuyển thành mãn tính.

Thầy thuốc ưu tú, BSCKII Lê Phương phân tích ưu, nhược điểm các phương pháp chữa viêm amidan hiện nay và tư vấn giải pháp "xóa sổ" bệnh hiệu quả nhất.

Trước hết, cháu cần nghỉ ngơi, ăn nhẹ và uống nhiều nước. Tiếp theo, cháu giải quyết cơn đau và hạ sốt tạm thời bằng Paracetamol hoặc aspirin…có thể dùng thêm kháng sinh trong trường hợp có nhiễm khuẩn. Luôn giữ cho khoang mũi sạch sẽ bằng sách sử dụng thuốc nhỏ mũi để sát trùng. Súc miệng bằng dung dịch kiềm ẩm Bôrat Natri hoặc Bicarbonat Natri… Cuối cùng, cháu cần giành thời gian nghỉ ngơi để bệnh mau khỏi. Chào cháu!.

Bị viêm amidan có gây ho không? Làm cách nào để phân biệt giữa viêm amidan và bệnh bạch hầu?

Viêm amidan bắt đầu với những cơn sốt toàn thân từ 38 đến 39 độ. Mệt mỏi, chán ăn, đau đầu, tiểu ít và thẫm màu… là những gì người bệnh cảm nhận được.

Khi phát bệnh, bệnh nhân sẽ cảm thấy khô, nóng rát ở cổ họng, nhất là vị trí thành bên trong hai khối amidan. Sau đó vài giờ sẽ chuyển thành cơn đau họng rồi đau nhói lên hai tai, cơn đau tăng khi nuốt hoặc ho. Viêm nhiễm có thể lan xuống khí quản gây ho từng cơn dai dẳng, tạo thành dịch đờm nhày và khàn tiếng.

Cách phân biệt giữ viêm amidan và bệnh bạch hầu như sau:

Viêm amidan cấp tính Bệnh bạch hầu
Sốt cao, xảy ra đột ngột

Mạch đập mạnh, nhanh

Hơi mệt mỏi, mặt ửng đỏ

Có chấm mủ hoặc màn mủ ở bề mặt amidan.

Màn mủ mềm, dễ bong khỏi amidan

Hạch cổ không sưng, trường viêm cấp nặng

Nước tiểu ít khi có albumin

Không phát hiện trực khuẩn Klebs-Loeffer

Sốt cao, nhiệt độ tăng từ từ

Mạch đập chậm, yếu

Toàn thân rệu rã, mạch xanh tái

Có giả mạc trắng ở hốc miệng, vượt ra ngoài amidan.

Giả mạc chắc, khó bóc, bóc ra sẽ chảy máu.

Hạch cổ sưng to

Nước tiểu thường xuyên có albumin

Xuất hiện trực khuẩn Klebs-Loeffer

Nguyên nhân do đâu lại bị viêm amidan?

Chào bạn, nguyên nhân gây viêm amidan chủ yếu là do vi khuẩn và virus.

Về vi khuẩn, có thể do xoắn khuẩn, liên cầu, tụ khuẩn hay do những chủng yếm khí hoặc ái khí khác.

Về virus, có thể kể đến virus cúm, sởi hay ho gà…

Chào bác sĩ, tôi có một bé 5 tuổi gần 6 tháng nay cháu đã bị viêm amidan đến hai lần. Xin hỏi bác sĩ làm thế nào để phòng bệnh viêm amidan cho cháu?

Chào chị, trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị viêm amidan. Để phòng bệnh cho cháu, chị cần giữ ấm cho cháu khi trời lạnh hoặc khi ra đường vào buổi đêm bằng khăn choàng cổ hay áo khoác…Giữ vệ sinh răng, miệng và mũi cho cháu bằng cách đánh răng và súc miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý hay nước muối pha loãng tại nhà.

Không cho trẻ uống nước đá hay ăn kem khi trời lạnh. Dùng khẩu trang chuyên dụng cho bé khi đi ngoài đường hoặc đến những nơi công cộng. Cuối cùng, chị nên cho bé khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng một lần để phát hiện sớm những nguy cơ gây bệnh tiềm tàng. Chào chị!.

Bình luận (1)

  1. Trung says: Trả lời

    E bị amiđan lâu rồi .cách đây 3 tháng amidan của e sưng to một bên có hốc mủ rồi e đi khám và uống thuốc cũng đỡ khoảng hơn một tháng e bị như vậy uống thuốc cũng đỡ một tí rồi lan xuống vùng dưới amiđan có màu trắng đục..và đau khi nuốt..e uống thuốc 2 kê thuốc ở bệnh viện tai mũi họng mà ko hết…e lo quá……

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới

TOP Thuốc trị ho hiệu quả tốt và cách sử dụng an toàn theo lời khuyên của chuyên gia

Mẹ trẻ 9X giúp con THOÁT KHỎI cơn ho dai dẳng chỉ nhờ 1 liệu trình thảo dược

Viêm amidan: Dấu hiệu nhận biết BIẾN CHỨNG KỀ CẬN và giải pháp ĐẨY LÙI bệnh hiệu quả nhất

Chuyên gia CHỈ RÕ triệu chứng viêm họng cần giải quyết sớm tránh biến chứng khôn lường

BÓC TRẦN hiệu quả các cách trị viêm amidan tại nhà hàng nghìn người “truyền tai nhau”

Viêm amidan hốc mủ không giải quyết sớm dẫn đến ÁP XE AMIDAN cực nguy hiểm

Viêm họng hạt không còn là nỗi lo khi ĐIỀU TRỊ SỚM và ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP

Sai lầm thường gặp trong chữa viêm họng tại nhà khiến bệnh “trở nặng” 

[Chuyên gia tư vấn] Thuốc chữa viêm họng an toàn “CỰC NHẠY” người bệnh nên sử dụng

Viêm amidan ở trẻ có thể gây NGƯNG THỞ, VIÊM KHỚP, VIÊM TIM nếu không xử lý kịp thời