Viêm họng liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A là gì?

Viêm họng là bệnh về đường mũi họng phổ biến, tần suất mắc bệnh trung bình khoảng 49% dân số, trong đó đối tượng nhiễm nhiều nhất là trẻ em trong độ tuổi từ 7-8 tuổi. Tuy nhiên, nguy hiểm nhất vẫn là chứng viêm họng do liên cần khuẩn tan huyết nhóm A gây ra. Để hiểu rõ hơn về mối nguy hiểm này mời bạn đọc tham khảo bài viết sau.

viem-hong-lien-cau-khuan-tan-huyet-nhom-la-gi-1

Viêm họng liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A là gì?

Viêm họng là một bệnh đường mũi họng phổ biến do đó nhiều người thường có tâm lý xem nhẹ. Đa số trường hợp bị viêm họng thường tự ý mua thuốc về dùng qua loa hoặc giải quyết bằng cách súc miệng bằng nước muối. Việc làm này cũng có phần đúng bổi 80% nguyên nhân gây viêm họng là do những loại virus thông thường và thường tự khỏi khi đề kháng sức đề kháng của cơ thể được phục hồi.

Tuy nhiên, nếu sức đề kháng của cơ thể quá yếu, thì một số vi khuẩn sẵn có tại vùng họng sẽ lợi dụng thời cơ này để gây bội nhiễm, nhất là ở trẻ nhỏ. Viêm họng được coi là nguy hiểm khi nguyên nhân gây ra nó là do liên cầu bêta tan huyết nhóm A (chiếm 20% nguyên nhân gây viêm họng còn lại).

Về mặt lâm sàng có thể dự đoán một người mắc viêm họng do liên cầu khuẩn nhóm A khi thấy một đứa trẻ trong độ tuổi tầm 6-15 tuổi, đến khám vào lúc thời tiết chuyển mùa, với tình trạng sốt cao đột ngột, nhức đầu, đau bụng, khám họng thấy đỏ, nổi hai hạch to, sần sùi, tiết dịch, hạch thường nằm phía dưới hàm hoặc cổ.

Trong hơn 30 năm qua, liên cầu khuẩn nhóm A đã có không ít thay đổi. Trước khi các loại kháng sinh ra đời, đây được xem như một thảm họa của loài người do bệnh diễn tiến nhanh chóng, rất nặng và tỉ lệ tử vong cao. Trải qua nhiều công trình nghiên cứu sau đó, người ta dần phát hiện ra những loại huyết thanh cho phản ứng tích cực trên liên cầu khuẩn nhóm A, từ đó căn bệnh này không còn là nỗi đáng sợ của giới y học cũng như nhiều người nữa.

THÔNG TIN THÊM:

viem-hong-lien-cau-khuan-tan-huyet-nhom-la-gi-2

Dấu hiệu nhận biết viêm họng liên cầu khuẩn nhóm A

Một số yếu tố quan trọng giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm họng do liên cầu khuẩn nhóm A

– Khởi phát bằng biểu hiện sốt đột ngột, sốt cao từ 39 – 40 độ C. Toàn thân mệt mỏi.

– Khám họng phát hiện mủ trắng bẩn quanh các khe và hốc amidan 2 bên. Sờ tay ở cổ thấy hạch dưới hàm cả hai bên, hạch di động, ấn vào thấy đau.

– Kết quả xét nghiệm cho thấy bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao trong kết quả thử máu.

Để khẳng định chính xác, bác sĩ sẽ quệt dịch nhầy ở họng rồi đem soi tươi, sau đó nuôi cấy rồi tìm liên cầu khuẩn gây bệnh.  Tiếp theo, người bệnh sẽ được tiến hành định lượng kháng thể kháng liên cầu khuẩn trong máu qua các phản ứng ASLO.

Nếu chẩn đoán cho kết quả dương tính với liên cầu khuẩn nhóm A thì người bệnh sẽ được sử dụng kháng sinh nhóm bêta-lactam thuộc dòng  penicilin G kéo dài liên tục trong hai tuần. Đồng thời, người bệnh sẽ được khuyến khích nạo V.A và cắt amidan sau khi tình trạng viêm ổn định được 1 tháng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới

TOP Thuốc trị ho hiệu quả tốt và cách sử dụng an toàn theo lời khuyên của chuyên gia

Mẹ trẻ 9X giúp con THOÁT KHỎI cơn ho dai dẳng chỉ nhờ 1 liệu trình thảo dược

Viêm amidan: Dấu hiệu nhận biết BIẾN CHỨNG KỀ CẬN và giải pháp ĐẨY LÙI bệnh hiệu quả nhất

Chuyên gia CHỈ RÕ triệu chứng viêm họng cần giải quyết sớm tránh biến chứng khôn lường

BÓC TRẦN hiệu quả các cách trị viêm amidan tại nhà hàng nghìn người “truyền tai nhau”

Viêm amidan hốc mủ không giải quyết sớm dẫn đến ÁP XE AMIDAN cực nguy hiểm

Viêm họng hạt không còn là nỗi lo khi ĐIỀU TRỊ SỚM và ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP

Sai lầm thường gặp trong chữa viêm họng tại nhà khiến bệnh “trở nặng” 

[Chuyên gia tư vấn] Thuốc chữa viêm họng an toàn “CỰC NHẠY” người bệnh nên sử dụng

Viêm amidan ở trẻ có thể gây NGƯNG THỞ, VIÊM KHỚP, VIÊM TIM nếu không xử lý kịp thời